Thursday, April 22, 2010
Friday, April 16, 2010
Trang chínhCộng ÐồngViệt Nam Hoa KỳThế GiớiKinh TếThể ThaoSức KhỏeKhoa HọcĐời SốngĐịa ỐcThuế MáLuật Pháp - Di TrúNgười Việt TrẻĐường Vào Đại HọcPhụ NữXe CộDu lịchThương Mại Đó ĐâyBình LuậnDiễn ĐànQuán VănCa Nhạc Điện ẢnhVăn Học Nghệ ThuậtCột Báo Th.XuyênCựu Chiến BinhThư Độc GiảTin Hình SlideshowNVOnline VideoĐộc Giả Góp ÝNV 2009Business DirectoryNV 2008 MEDIA KITBản tin Điện TửOnline AdvertisingLiên Lạc NVMAP to Nguoi Viet
END POLL -->
-->
-->
24 giờ của một ngày tùThursday, April 08, 2010
Phan Vũ
Tháng Tư, ngày 30, năm 1975, một màn đen khổng lồ rơi ụp xuống dân miền Nam, tước đi tự do và mọi nhân quyền. Cán bộ Cộng Sản tuyên huấn lớn tiếng nói với chúng tôi: “Các anh có tội với nhân dân và tổ quốc. Do đó các anh mất quyền công dân. Cải tạo tốt, được tha về, các anh phải làm đơn xin lại quyền công dân.” Tôi thầm nghĩ, có tội với nhân dân và với tổ quốc có nghĩa là hai cổ chân tôi mang hai cái còng sắt 10 ly suốt 24 giờ. Mất quyền công dân có nghĩa là mất quyền công dân tự do. Làm đơn xin lại quyền công dân có nghĩa là xin quyền công dân Xã Hội Chủ Nghĩa. Tù cải tạo không làm vì quyền công dân Việt tự do không bị mất.
Nằm trên sạp gỗ nhám đầy mạt cưa, dài 8 mét rộng 2 mét, đầu để trên ba lô quần áo, hai chân bị xâu lại bởi hai cái còng sắt 10 ly hình chữ U chụp vào cổ chân, hai đầu còng uốn cong thành chữ O, xuyên qua chữ O là một cây sắt 10 ly dài hơn 10 mét, khóa lại ở hai đầu bên ngoài tường gỗ. Mỗi xâu sắt có độ sáu tù nhân.
Tôi có tội và tôi phải ở tù. Ðúng. Tự do và quyền con người mà tổ tiên Lạc Hồng để lại cho tôi và con cháu tôi đã mất. Tôi chấp nhận và không than vãn. Ðêm dài vì không ngủ được, vì tiếng khóc tỉ tê cảnh vợ không tiền mua gạo nuôi con, nuôi cha mẹ, con phải nghỉ học, ăn mày thức ăn cặn trước cửa hàng ăn uống. Không ngủ, vì rệp từ các khe gỗ bò ra hút máu, vì tiếng thét khi chuột cống cắn vào các mụt ghẻ đầy mủ, vì tương lai của mình, của vợ, và của con.
Guồng máy chính quyền Sài Gòn bị xóa bỏ, thất nghiệp toàn bộ, xưởng thợ nhà máy ngừng hoạt động: nền kinh tế xuống mức số không. Quỹ hưu bổng không còn. Những chuyên viên kinh tế Cộng Sản được đào tạo tại Liên Xô và các nước Cộng Sản Ðông Âu trở thành những sinh viên kinh tế thị trường năm thứ nhất trước nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam.
Thời kỳ này, báo Sài Gon Giải Phóng đăng những bài học kinh tế năm thứ nhất do Lâm Võ Hoàng viết. Nước máy Sài Gòn đục như nước sông. Ngô Công Ðức viết bài báo chỉ trích. Hậu quả: tờ Ðiện Tín bị đóng cửa và nhà in bị hốt.
Tôi nằm nhìn trời xanh, có ánh trăng, lúc thì trăng tròn, lúc thì trăng khuyết, trăng mọc lên rồi trăng lặn xuống. Tôi đếm sao, nhưng khe hở giữa tường gỗ và mái tôn quá hẹp, chỉ vỏn vẹn một chục ngôi sao. Có đêm trời đen như mực tàu, gió rít thổi như có tiếng than khóc nức nở từ đâu vang tới, mưa đổ như thác, giọt mưa đập mạnh như búa bổ trên tôn thiết, như có ai ném hận thù cho hả cơn giận. Cả trại đều thức dậy.
Bảy giờ sáng. Tên du kích kéo dây xích 8 ly trên nền xi-măng, tiếng kéo lê kêu sột soạt, lách cách ma quái, rợn người, tù nhân mặt tái xanh, không biết Việt Cộng sẽ làm gì với dây xích. Một tên du kích mở khóa bên ngoài tường, kéo cây sắt ra khỏi các còng. Một tên khác mở toang cửa phòng giam, da mặt xanh mét như màu lá chuối non vì sốt rét. Vài tên du kích khác đứng trên sân, tay lăm lăm khẩu AK. Tên du kích gầy còm độ 16 tuổi, bước vào, kéo theo sợi dây xích, vòng vào cổ chân trái của người tù trong cùng và khóa lại. Sau khi khóa cổ chân người tù ngoài cùng, gần cửa ra vào, tên du kích ra lệnh: “Cầm bô, bước xuống, và ra sân.” Bô là một bình ni-lông một gallon (4 lít), khoét một lỗ lớn, đối diện với tay cầm, dùng để tiểu đại tiện. Xâu chuỗi sáu người tù sắp hàng dài trên sân, sợi dây xích nối liền sáu người tù với nhau, gió thổi bay bụi đỏ khắp sân.
“Các anh bước tới!” tên du kích ra lệnh.
Người tù nào bước chân trái trước cảm thấy đau nhói ở cổ chân vì người đứng sau bước chân mặt trước. Rút kinh nghiệm, một người tù phải hô lên: “Trái, phải, trái, phải” để tránh dây xích siết cổ chân. Ra tới hàng rào, một hố sâu độ 1.5 mét, rộng hơn một mét, dài 10 mét. Mặt tù nhân tái xanh, chân tay run lập cập. Một ý nghĩ thoáng qua: chúng ta bị chôn sống. Tất cả đều dừng lại!
“Ði tiếp, muốn trốn phải không?” Tiếng lách cách lên đạn vào nòng súng. Khi gần tới hố, mọi người thở phào: hố xí!
Tôi bước lên hai tấm ván bìa ngang hai tấc, dài hai mét. Tôi ngồi xuống đi vệ sinh. Người bên cạnh tôi vừa thả vệ sinh xuống, tức thì một đám mây ruồi xanh bay qua mặt tôi. Sợ quá, tôi nhắm mắt lại. Có con đụng vào tay tôi, tôi vội xua tay. Thật là khủng khiếp! Khi nhìn xuống, tôi thấy một cái cần xé tre to, đầy bọ lúc nhúc. Tôi rùng mình, nhắm mắt lại: thật là ghê tởm! Nếu chẳng may một ai đó rơi vào cái cần xé đó... Trời ơi... Tôi không dám nghĩ tiếp. Cảnh tượng này đến với tôi năm tôi 42 tuổi. Hình ảnh khủng khiếp ghê rợn khó quên...
“Sàigòn được giải phóng. Cách mạng đã thành công.” Dầu sao con bọ còn được tự do bò lết, không mang còng suốt ngày đêm như tôi. Chúng tôi là cá mòi nằm xếp lớp trong hộp gỗ. Con chó bỏ vào chuồng thì chủ nó mở xích cho nó. Cảnh sát trại tù đưa người tù nguy hiểm vào xà lim và khóa cửa, thì tù nhân đưa tay qua cửa sổ cho cảnh sát mở còng.
Quân khủng bố Al Qeada bị nhốt tại trại Guantánamo có xà-lim sạch sẽ, mặc quần áo trắng, ngồi đọc kinh Koran. Cuối xà lim có một bàn cầu ngồi và cuộn giấy vệ sinh. Còn tôi, vệ sinh xong, tôi sử dụng giấy báo, khi giấy báo hết phải xé áo thung... Tù cải tạo đứng dậy, trở về phòng, bỏ dây xích và khóa ra, rồi mang còng vào. Mười lăm ngày, mới được xối vài gàu nước, giặt quần áo qua loa, rồi mang vào phòng mà phơi. TV FoxNews Channel chiếu một người lính Mỹ đẩy xe quần áo đã giặt máy, sấy khô, và trao lại cho tù nhân khủng bố. Thật là chua xót.
Khi tôi ngước mắt nhìn ra phía trước, mười đầu súng AK đen ngòm chỉa thẳng vào người tôi. Ðêm ngày 24 tiếng đồng hồ quanh tôi có súng ngắm thẳng vào tôi, sẵn sàng nhả đạn: “giải phóng,.. ngày vui đại thắng...”
Tôi thấy trên TV Sài Gòn, Tôn Ðức Thắng, Lê Duẫn, Lê Ðức Thọ... đứng trên ban công dinh Ðộc Lập, cười hớn hở trong khi cũng trên TV chiếu cảnh một sĩ quan cao cấp Hải Quân đi trình diện học tập làm tù nhân... các sĩ quan cấp tướng và tá khác tự tử đền nợ nước... nhiều hạ sĩ quan anh hùng tự giết mình để khỏi rơi vào tay địch. Tôi nhớ cảnh chiếu Thủ Tướng Nhật Tojo mổ bụng hara-kiri. Tôi cũng nhớ cái clip TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, “thuyền trưởng và thuyền phó” một quốc gia, là những người lính “tháo chạy” đầu tiên ra khỏi Saigon trong khi Sirit Matak, người Cam-bốt cám ơn Ðại sứ Mỹ và ở lại đền tội. “I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion... I have committed this mistake of believing in you, the Americans.” (Than ôi, tôi không thể bỏ trốn một cách nhục nhã như thế... Tôi đã phạm lỗi này là đã tin vào quý vị, những người Mỹ...) (Larry Berman, Prologue 3, No Peace, No Honor...) Tôi học sử Việt, Võ Tánh chết với Thành Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; Phan Thanh Giản uống độc dược vì không giữ được ba tỉnh Nam Bộ...
Mười giờ sáng, cửa phòng mở ra. Một du kích, quần áo nhàu nát, vô phòng mang hai cái thau nhôm móp méo, cáu bẩn: một cái đựng cơm, còn thau kia đựng nước lèo mắm cá lõng bõng. Tôi được một chén cơm hẩm. Tôi múc một muỗng nước lèo, để vào miệng. Mùi thối của nước lèo làm nôn ọe. Tôi cố nuốt xuống nhưng miếng cơm cứ trào dội lên.
“Ngày trước, chúng nó ở tù, được ăn cơm gạo trắng, thịt cá kho,” một tù nhân nói, “nay chúng nó cho chúng mình ăn không khác gì cho heo ăn.”
Tôi thở dài. Thân thể tôi yếu dần, đi đứng lảo đảo. Tôi cố tập thể dục để giữ sức khỏe. Có tù nhân không đi đứng được mà phải bò. Ðúng là số phận nô lệ, người bại trận. Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn sách Ðêm Giữa ban Ngày nhìn thấy chuột cống từ ống cống hôi thối bò lên ăn cơm tù của ông. Tâm tư của Vũ Thư Hiên chắc không khác tình tự của tôi trước đó. Tuy nhiên người bại trận Al Qeada được phục vụ ba bữa ăn: người lính Mỹ bưng cái khay đựng bánh mì, miếng thịt, một quả táo, có cái khăn trắng phủ kín, đem tới từng phòng xà lim. Dân trí cao vì kiến thức cao và hành động đối xử người với người cũng khác nhau...
Ðộ ba giờ chiều, tiếng tù nhân sầm xì, có tù chết đem đi chôn. Nhìn qua kẽ hở giữa các tấm ván vách, tôi nhìn thấy bốn tù nhân khiêng một cái chiếu cỏ lác cuộn tròn, hai tù nhân một đầu chiếu. Có tiếng nói từ phòng kế bên: tù nhân là trung sĩ... người Kẻ Sặc, Hố Nai... trung sĩ trinh sát... Một ý nghĩ thoáng qua đầu tôi, có lẽ một ngày ảm đạm nào đó tôi sẽ nằm trong một cái chiếu cói khác... Ðói khát, dơ bẩn sinh bịnh tật, không thuốc men chữa trị, rồi chết: cái chết tự nhiên trong bản phúc trình. Chấm hết.
Cơm chiều xong, nhưng vẫn đói, tôi nằm suy nghĩ vẩn vơ về thân phận của tôi. Từ khi tôi lên 10, từ Phú Yên ra đến Thanh Hóa, các trường công đều đóng cửa. Tôi về quê Hà Trung, Thanh Hóa cày ruộng. Một phép lạ đã đưa tôi vào Huế học lại, ba tuần lễ trước ngày 19 tháng 12 năm 1946. Sau 2 tháng, quân đội Pháp trong Ðà Nẵng ra giải phóng Huế và tôi được tự do. Tại Saigon, tôi vừa đi làm vừa đi học để kiếm một nghề mà sống. Tiểu sử của nhà triết học và toán học Gaston Bachelard thúc đẩy tôi học cao (Gaston Bachelard là người bán hoa tại Paris. Năm 30 tuổi, ông mới đi thi tú tài và học lên tiếng sĩ toán và triết học) nhưng chiến tranh đã đưa tôi đi học cách giữ miền Nam và vì bại trận tôi đi vào nhà tù cải tạo.
Thế hệ tôi, trước tôi, và sau tôi, cả miền Bắc và Nam, vào đấu trường để giết nhau - lịch sử Trịnh Nguyễn lại tái diễn. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và đảng Cộng Sản nhờ xảo quyệt cướp chính quyền và cai trị bằng sắt máu. Chuyên chính, độc tài, và tần nhẫn đã thắng miền Nam. Chính sách của miền Nam yếu mềm - miền Nam không chủ trương giải phóng miền Bắc và chỉ bảo vệ lãnh thổ miền Nam. Trên võ đài, võ sĩ chỉ thế thủ nhất định là thua vì thế công là thế thủ của ta cộng thêm thế đánh của ta. Việt cộng pháo vào chợ Bến Thành trong khi Hồ Chí Minh được bảo đảm an toàn uống trà Thái Nguyên và hút thuốc Philip Morris tại phủ Chủ Tịch Hà Nội. Thật buồn cười...
Vì những lý do nào Mỹ bở rơi Saigon? Tại sao họ không thích chúng ta? Nhưng có 58,000 lính Mỹ chết vì chúng ta, tại sao? Vậy ai ủng hộ chúng ta và ai chống chúng ta? Tôi không có câu trả lời. Tại sao một số cựu chiến binh Mỹ ném trả những huy chương mà họ đã phải đổ máu, mồ hôi, và cực khổ để có? Sinh viên Mỹ nghĩ gì khi treo cờ Giải Phóng Miền Nam? Tôi nghĩ nguyên do là họ không hiểu biết bản chất thật sự chiến tranh Việt Nam. Không ai giải thích cho họ hiểu biết, ngay cả Bùi Diễm và Nguyễn Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Mỹ, cũng không có thuyết trình, giải bày trên TV Mỹ và báo chí Mỹ, hội luận, phản bác luận điệu sai lạc. Nguyễn Thái Bình, du học sinh đi từ Saigon đã cướp máy Mỹ trên đường về Việt Nam. Nay, năm 2000, tôi đã tìm ra nguyên do: Phim We Were Soldiers dựa theo sách We Were Soldiers Once... and Young, Tướng Lt. General Harold G. Moore viết, “In the broad, traditional sense that ‘we’ who went to war was all of us, all Americans, though in truth at that time the larger majority had little knowledge of, less interest in, and no great concern with what was beginning so far away.” (Theo nghĩa rộng và truyền thống, rằng ‘chúng ta’ đi đánh giặc là tất cả chúng ta, tất cả người Mỹ, mặc dầu sự thật vào thời điểm đó, đại đa số khá lớn hiểu biết rất ít, không có lợi ích nhiều, và không quan tâm lớn đến những sự kiện đang bắt đầu diễn ra ở một nơi quá xa.) (We were Soldiers Once... and Young, Prologue.)
Nay, tôi cũng biết tại sao có 58,000 lính Mỹ chết - Tướng Moore viết tiếp, “...This is a love story, told in our own words and by our own actions... we went where we were sent because we loved our country. We were draftees, most of us, but we were proud of the opportunity to serve that country (Vietnam) just as our fathers had served in World War II and our older brothers in Korea.” (...đây là một chuyện tình, nói bằng ngôn ngữ riêng của chúng ta và bằng hành động riêng của chúng ta... chúng ta đi đến nơi mà chúng ta được gửi tới vì chúng yêu đất nước của chúng ta. Chúng ta đều là lính quân dịch, phần lớn trong chứng ta, nhưng chúng ta hãnh diện vì cơ hội chúng ta phục vụ xứ sở đó [tác giả nói là Việt Nam] đúng như cha ông chúng ta đã phục vụ trong Thế Chiến Thứ Hai, và anh chị lớn của chúng ta đã phục vụ tại Nam Hàn.) (Prologue) Thật là cao thượng!
Tôi ngủ thiếp đi... Nhưng lúc 12 giờ khuya, tiếng la phát ra từ một căn tù, “Cán bộ, Cấp cứu! Cán bộ, có người tự tử!” Cán binh Việt Cộng tới quát tháo inh ỏi. Có tiếng đáp: “Anh này lấy cái đũa tre móc gân máu ở cổ.” Một thanh niên tự tử; thật là uổng cho tuổi thanh xuân đầy tương lai; sao lại chọn cái chết? Có lẽ anh ta chán nản, mất niềm tin cho cuộc sống mai sau. Tôi phải nhịn nhục để sống, nhất định tương lai sẽ xán lạn.
Kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư thứ 35, chúng ta “người Mỹ Việt sống sót và con cháu” tụ tập quanh Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, mời gọi 58,000 vong linh Mỹ và 300,000 vong linh Việt về để vinh danh, mời gọi các thương phế binh Mỹ và Việt, và thân nhân Mỹ và Việt có cha, mẹ, chồng, vợ, con, và cháu đã hy sinh cho miền Nam đến để chúng ta tỏ lòng tri ân, cảm tạ.
END POLL -->
-->
-->
24 giờ của một ngày tùThursday, April 08, 2010
Phan Vũ
Tháng Tư, ngày 30, năm 1975, một màn đen khổng lồ rơi ụp xuống dân miền Nam, tước đi tự do và mọi nhân quyền. Cán bộ Cộng Sản tuyên huấn lớn tiếng nói với chúng tôi: “Các anh có tội với nhân dân và tổ quốc. Do đó các anh mất quyền công dân. Cải tạo tốt, được tha về, các anh phải làm đơn xin lại quyền công dân.” Tôi thầm nghĩ, có tội với nhân dân và với tổ quốc có nghĩa là hai cổ chân tôi mang hai cái còng sắt 10 ly suốt 24 giờ. Mất quyền công dân có nghĩa là mất quyền công dân tự do. Làm đơn xin lại quyền công dân có nghĩa là xin quyền công dân Xã Hội Chủ Nghĩa. Tù cải tạo không làm vì quyền công dân Việt tự do không bị mất.
Nằm trên sạp gỗ nhám đầy mạt cưa, dài 8 mét rộng 2 mét, đầu để trên ba lô quần áo, hai chân bị xâu lại bởi hai cái còng sắt 10 ly hình chữ U chụp vào cổ chân, hai đầu còng uốn cong thành chữ O, xuyên qua chữ O là một cây sắt 10 ly dài hơn 10 mét, khóa lại ở hai đầu bên ngoài tường gỗ. Mỗi xâu sắt có độ sáu tù nhân.
Tôi có tội và tôi phải ở tù. Ðúng. Tự do và quyền con người mà tổ tiên Lạc Hồng để lại cho tôi và con cháu tôi đã mất. Tôi chấp nhận và không than vãn. Ðêm dài vì không ngủ được, vì tiếng khóc tỉ tê cảnh vợ không tiền mua gạo nuôi con, nuôi cha mẹ, con phải nghỉ học, ăn mày thức ăn cặn trước cửa hàng ăn uống. Không ngủ, vì rệp từ các khe gỗ bò ra hút máu, vì tiếng thét khi chuột cống cắn vào các mụt ghẻ đầy mủ, vì tương lai của mình, của vợ, và của con.
Guồng máy chính quyền Sài Gòn bị xóa bỏ, thất nghiệp toàn bộ, xưởng thợ nhà máy ngừng hoạt động: nền kinh tế xuống mức số không. Quỹ hưu bổng không còn. Những chuyên viên kinh tế Cộng Sản được đào tạo tại Liên Xô và các nước Cộng Sản Ðông Âu trở thành những sinh viên kinh tế thị trường năm thứ nhất trước nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam.
Thời kỳ này, báo Sài Gon Giải Phóng đăng những bài học kinh tế năm thứ nhất do Lâm Võ Hoàng viết. Nước máy Sài Gòn đục như nước sông. Ngô Công Ðức viết bài báo chỉ trích. Hậu quả: tờ Ðiện Tín bị đóng cửa và nhà in bị hốt.
Tôi nằm nhìn trời xanh, có ánh trăng, lúc thì trăng tròn, lúc thì trăng khuyết, trăng mọc lên rồi trăng lặn xuống. Tôi đếm sao, nhưng khe hở giữa tường gỗ và mái tôn quá hẹp, chỉ vỏn vẹn một chục ngôi sao. Có đêm trời đen như mực tàu, gió rít thổi như có tiếng than khóc nức nở từ đâu vang tới, mưa đổ như thác, giọt mưa đập mạnh như búa bổ trên tôn thiết, như có ai ném hận thù cho hả cơn giận. Cả trại đều thức dậy.
Bảy giờ sáng. Tên du kích kéo dây xích 8 ly trên nền xi-măng, tiếng kéo lê kêu sột soạt, lách cách ma quái, rợn người, tù nhân mặt tái xanh, không biết Việt Cộng sẽ làm gì với dây xích. Một tên du kích mở khóa bên ngoài tường, kéo cây sắt ra khỏi các còng. Một tên khác mở toang cửa phòng giam, da mặt xanh mét như màu lá chuối non vì sốt rét. Vài tên du kích khác đứng trên sân, tay lăm lăm khẩu AK. Tên du kích gầy còm độ 16 tuổi, bước vào, kéo theo sợi dây xích, vòng vào cổ chân trái của người tù trong cùng và khóa lại. Sau khi khóa cổ chân người tù ngoài cùng, gần cửa ra vào, tên du kích ra lệnh: “Cầm bô, bước xuống, và ra sân.” Bô là một bình ni-lông một gallon (4 lít), khoét một lỗ lớn, đối diện với tay cầm, dùng để tiểu đại tiện. Xâu chuỗi sáu người tù sắp hàng dài trên sân, sợi dây xích nối liền sáu người tù với nhau, gió thổi bay bụi đỏ khắp sân.
“Các anh bước tới!” tên du kích ra lệnh.
Người tù nào bước chân trái trước cảm thấy đau nhói ở cổ chân vì người đứng sau bước chân mặt trước. Rút kinh nghiệm, một người tù phải hô lên: “Trái, phải, trái, phải” để tránh dây xích siết cổ chân. Ra tới hàng rào, một hố sâu độ 1.5 mét, rộng hơn một mét, dài 10 mét. Mặt tù nhân tái xanh, chân tay run lập cập. Một ý nghĩ thoáng qua: chúng ta bị chôn sống. Tất cả đều dừng lại!
“Ði tiếp, muốn trốn phải không?” Tiếng lách cách lên đạn vào nòng súng. Khi gần tới hố, mọi người thở phào: hố xí!
Tôi bước lên hai tấm ván bìa ngang hai tấc, dài hai mét. Tôi ngồi xuống đi vệ sinh. Người bên cạnh tôi vừa thả vệ sinh xuống, tức thì một đám mây ruồi xanh bay qua mặt tôi. Sợ quá, tôi nhắm mắt lại. Có con đụng vào tay tôi, tôi vội xua tay. Thật là khủng khiếp! Khi nhìn xuống, tôi thấy một cái cần xé tre to, đầy bọ lúc nhúc. Tôi rùng mình, nhắm mắt lại: thật là ghê tởm! Nếu chẳng may một ai đó rơi vào cái cần xé đó... Trời ơi... Tôi không dám nghĩ tiếp. Cảnh tượng này đến với tôi năm tôi 42 tuổi. Hình ảnh khủng khiếp ghê rợn khó quên...
“Sàigòn được giải phóng. Cách mạng đã thành công.” Dầu sao con bọ còn được tự do bò lết, không mang còng suốt ngày đêm như tôi. Chúng tôi là cá mòi nằm xếp lớp trong hộp gỗ. Con chó bỏ vào chuồng thì chủ nó mở xích cho nó. Cảnh sát trại tù đưa người tù nguy hiểm vào xà lim và khóa cửa, thì tù nhân đưa tay qua cửa sổ cho cảnh sát mở còng.
Quân khủng bố Al Qeada bị nhốt tại trại Guantánamo có xà-lim sạch sẽ, mặc quần áo trắng, ngồi đọc kinh Koran. Cuối xà lim có một bàn cầu ngồi và cuộn giấy vệ sinh. Còn tôi, vệ sinh xong, tôi sử dụng giấy báo, khi giấy báo hết phải xé áo thung... Tù cải tạo đứng dậy, trở về phòng, bỏ dây xích và khóa ra, rồi mang còng vào. Mười lăm ngày, mới được xối vài gàu nước, giặt quần áo qua loa, rồi mang vào phòng mà phơi. TV FoxNews Channel chiếu một người lính Mỹ đẩy xe quần áo đã giặt máy, sấy khô, và trao lại cho tù nhân khủng bố. Thật là chua xót.
Khi tôi ngước mắt nhìn ra phía trước, mười đầu súng AK đen ngòm chỉa thẳng vào người tôi. Ðêm ngày 24 tiếng đồng hồ quanh tôi có súng ngắm thẳng vào tôi, sẵn sàng nhả đạn: “giải phóng,.. ngày vui đại thắng...”
Tôi thấy trên TV Sài Gòn, Tôn Ðức Thắng, Lê Duẫn, Lê Ðức Thọ... đứng trên ban công dinh Ðộc Lập, cười hớn hở trong khi cũng trên TV chiếu cảnh một sĩ quan cao cấp Hải Quân đi trình diện học tập làm tù nhân... các sĩ quan cấp tướng và tá khác tự tử đền nợ nước... nhiều hạ sĩ quan anh hùng tự giết mình để khỏi rơi vào tay địch. Tôi nhớ cảnh chiếu Thủ Tướng Nhật Tojo mổ bụng hara-kiri. Tôi cũng nhớ cái clip TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, “thuyền trưởng và thuyền phó” một quốc gia, là những người lính “tháo chạy” đầu tiên ra khỏi Saigon trong khi Sirit Matak, người Cam-bốt cám ơn Ðại sứ Mỹ và ở lại đền tội. “I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion... I have committed this mistake of believing in you, the Americans.” (Than ôi, tôi không thể bỏ trốn một cách nhục nhã như thế... Tôi đã phạm lỗi này là đã tin vào quý vị, những người Mỹ...) (Larry Berman, Prologue 3, No Peace, No Honor...) Tôi học sử Việt, Võ Tánh chết với Thành Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; Phan Thanh Giản uống độc dược vì không giữ được ba tỉnh Nam Bộ...
Mười giờ sáng, cửa phòng mở ra. Một du kích, quần áo nhàu nát, vô phòng mang hai cái thau nhôm móp méo, cáu bẩn: một cái đựng cơm, còn thau kia đựng nước lèo mắm cá lõng bõng. Tôi được một chén cơm hẩm. Tôi múc một muỗng nước lèo, để vào miệng. Mùi thối của nước lèo làm nôn ọe. Tôi cố nuốt xuống nhưng miếng cơm cứ trào dội lên.
“Ngày trước, chúng nó ở tù, được ăn cơm gạo trắng, thịt cá kho,” một tù nhân nói, “nay chúng nó cho chúng mình ăn không khác gì cho heo ăn.”
Tôi thở dài. Thân thể tôi yếu dần, đi đứng lảo đảo. Tôi cố tập thể dục để giữ sức khỏe. Có tù nhân không đi đứng được mà phải bò. Ðúng là số phận nô lệ, người bại trận. Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn sách Ðêm Giữa ban Ngày nhìn thấy chuột cống từ ống cống hôi thối bò lên ăn cơm tù của ông. Tâm tư của Vũ Thư Hiên chắc không khác tình tự của tôi trước đó. Tuy nhiên người bại trận Al Qeada được phục vụ ba bữa ăn: người lính Mỹ bưng cái khay đựng bánh mì, miếng thịt, một quả táo, có cái khăn trắng phủ kín, đem tới từng phòng xà lim. Dân trí cao vì kiến thức cao và hành động đối xử người với người cũng khác nhau...
Ðộ ba giờ chiều, tiếng tù nhân sầm xì, có tù chết đem đi chôn. Nhìn qua kẽ hở giữa các tấm ván vách, tôi nhìn thấy bốn tù nhân khiêng một cái chiếu cỏ lác cuộn tròn, hai tù nhân một đầu chiếu. Có tiếng nói từ phòng kế bên: tù nhân là trung sĩ... người Kẻ Sặc, Hố Nai... trung sĩ trinh sát... Một ý nghĩ thoáng qua đầu tôi, có lẽ một ngày ảm đạm nào đó tôi sẽ nằm trong một cái chiếu cói khác... Ðói khát, dơ bẩn sinh bịnh tật, không thuốc men chữa trị, rồi chết: cái chết tự nhiên trong bản phúc trình. Chấm hết.
Cơm chiều xong, nhưng vẫn đói, tôi nằm suy nghĩ vẩn vơ về thân phận của tôi. Từ khi tôi lên 10, từ Phú Yên ra đến Thanh Hóa, các trường công đều đóng cửa. Tôi về quê Hà Trung, Thanh Hóa cày ruộng. Một phép lạ đã đưa tôi vào Huế học lại, ba tuần lễ trước ngày 19 tháng 12 năm 1946. Sau 2 tháng, quân đội Pháp trong Ðà Nẵng ra giải phóng Huế và tôi được tự do. Tại Saigon, tôi vừa đi làm vừa đi học để kiếm một nghề mà sống. Tiểu sử của nhà triết học và toán học Gaston Bachelard thúc đẩy tôi học cao (Gaston Bachelard là người bán hoa tại Paris. Năm 30 tuổi, ông mới đi thi tú tài và học lên tiếng sĩ toán và triết học) nhưng chiến tranh đã đưa tôi đi học cách giữ miền Nam và vì bại trận tôi đi vào nhà tù cải tạo.
Thế hệ tôi, trước tôi, và sau tôi, cả miền Bắc và Nam, vào đấu trường để giết nhau - lịch sử Trịnh Nguyễn lại tái diễn. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và đảng Cộng Sản nhờ xảo quyệt cướp chính quyền và cai trị bằng sắt máu. Chuyên chính, độc tài, và tần nhẫn đã thắng miền Nam. Chính sách của miền Nam yếu mềm - miền Nam không chủ trương giải phóng miền Bắc và chỉ bảo vệ lãnh thổ miền Nam. Trên võ đài, võ sĩ chỉ thế thủ nhất định là thua vì thế công là thế thủ của ta cộng thêm thế đánh của ta. Việt cộng pháo vào chợ Bến Thành trong khi Hồ Chí Minh được bảo đảm an toàn uống trà Thái Nguyên và hút thuốc Philip Morris tại phủ Chủ Tịch Hà Nội. Thật buồn cười...
Vì những lý do nào Mỹ bở rơi Saigon? Tại sao họ không thích chúng ta? Nhưng có 58,000 lính Mỹ chết vì chúng ta, tại sao? Vậy ai ủng hộ chúng ta và ai chống chúng ta? Tôi không có câu trả lời. Tại sao một số cựu chiến binh Mỹ ném trả những huy chương mà họ đã phải đổ máu, mồ hôi, và cực khổ để có? Sinh viên Mỹ nghĩ gì khi treo cờ Giải Phóng Miền Nam? Tôi nghĩ nguyên do là họ không hiểu biết bản chất thật sự chiến tranh Việt Nam. Không ai giải thích cho họ hiểu biết, ngay cả Bùi Diễm và Nguyễn Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Mỹ, cũng không có thuyết trình, giải bày trên TV Mỹ và báo chí Mỹ, hội luận, phản bác luận điệu sai lạc. Nguyễn Thái Bình, du học sinh đi từ Saigon đã cướp máy Mỹ trên đường về Việt Nam. Nay, năm 2000, tôi đã tìm ra nguyên do: Phim We Were Soldiers dựa theo sách We Were Soldiers Once... and Young, Tướng Lt. General Harold G. Moore viết, “In the broad, traditional sense that ‘we’ who went to war was all of us, all Americans, though in truth at that time the larger majority had little knowledge of, less interest in, and no great concern with what was beginning so far away.” (Theo nghĩa rộng và truyền thống, rằng ‘chúng ta’ đi đánh giặc là tất cả chúng ta, tất cả người Mỹ, mặc dầu sự thật vào thời điểm đó, đại đa số khá lớn hiểu biết rất ít, không có lợi ích nhiều, và không quan tâm lớn đến những sự kiện đang bắt đầu diễn ra ở một nơi quá xa.) (We were Soldiers Once... and Young, Prologue.)
Nay, tôi cũng biết tại sao có 58,000 lính Mỹ chết - Tướng Moore viết tiếp, “...This is a love story, told in our own words and by our own actions... we went where we were sent because we loved our country. We were draftees, most of us, but we were proud of the opportunity to serve that country (Vietnam) just as our fathers had served in World War II and our older brothers in Korea.” (...đây là một chuyện tình, nói bằng ngôn ngữ riêng của chúng ta và bằng hành động riêng của chúng ta... chúng ta đi đến nơi mà chúng ta được gửi tới vì chúng yêu đất nước của chúng ta. Chúng ta đều là lính quân dịch, phần lớn trong chứng ta, nhưng chúng ta hãnh diện vì cơ hội chúng ta phục vụ xứ sở đó [tác giả nói là Việt Nam] đúng như cha ông chúng ta đã phục vụ trong Thế Chiến Thứ Hai, và anh chị lớn của chúng ta đã phục vụ tại Nam Hàn.) (Prologue) Thật là cao thượng!
Tôi ngủ thiếp đi... Nhưng lúc 12 giờ khuya, tiếng la phát ra từ một căn tù, “Cán bộ, Cấp cứu! Cán bộ, có người tự tử!” Cán binh Việt Cộng tới quát tháo inh ỏi. Có tiếng đáp: “Anh này lấy cái đũa tre móc gân máu ở cổ.” Một thanh niên tự tử; thật là uổng cho tuổi thanh xuân đầy tương lai; sao lại chọn cái chết? Có lẽ anh ta chán nản, mất niềm tin cho cuộc sống mai sau. Tôi phải nhịn nhục để sống, nhất định tương lai sẽ xán lạn.
Kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư thứ 35, chúng ta “người Mỹ Việt sống sót và con cháu” tụ tập quanh Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, mời gọi 58,000 vong linh Mỹ và 300,000 vong linh Việt về để vinh danh, mời gọi các thương phế binh Mỹ và Việt, và thân nhân Mỹ và Việt có cha, mẹ, chồng, vợ, con, và cháu đã hy sinh cho miền Nam đến để chúng ta tỏ lòng tri ân, cảm tạ.
Li8ch Sử VN Bằbg Tranh.
Moi cac ban doc
Lịch Sử Việt Nam bằng Tranh và ba thứ tiếng Việt Anh Pháp cho con cháu chúng ta: http://www.vietlist .us/VietHistory/ Index.htm
Lịch Sử Việt Nam bằng Tranh và ba thứ tiếng Việt Anh Pháp cho con cháu chúng ta: http://www.vietlist .us/VietHistory/ Index.htm
Wednesday, April 14, 2010
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
PHẨM THẤT DỤ THỨ TÁM MƯƠI LĂM
Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp tánh vô sở hữu, chẳng phải Phật làm ra nhẫn đến chẳng phải Bồ Tát làm ra, thì sao lại phân biệt có các pháp dị biệt, những là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Người, Trời, những là do nơi nghiệp nhơn duyên mà biết có kẻ sanh Ðịa Ngục, có kẻ sanh Ngạ quỷ, có kẻ sanh Súc sanh, do nơi nghiệp nhơn duyên như vậy mà biết có kẻ sanh trong loài Người, sanh các cõi Trời, nhẫn đến Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, do nơi nghiệp nhơn duyên ấy mà biết có người được Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, do nghiệp nhơn duyên ấy mà biết là Như Lai, Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Bạch đức Thế Tôn! Trong pháp vô tánh không có nghiệp dụng, sao lại có vì tác nghiệp nhơn duyên, hoặc đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người trên Trời, hoặc được Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật, Ðại Bồ Tát hành Bồ Tát đạo sẽ được nhứt thiết chủng trí, vì được nhứt thiết chủng trí nên có thể cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử?”.
Ðức Phật dạy: “Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Trong pháp vô tánh không có nghiệp, không có quả báo.
Này Tu Bồ Ðề! Hàng phàm phu chẳng nhập thánh pháp, chẳng biết các pháp không có tánh tướng. Vì điên đảo ngu si nên họ khởi các nghiệp nhơn duyên.
Các chúng sanh ấy, theo nghiệp mà có thân, hoặc thân Ðịa ngục, thân Ngã quỷ, thân Súc sanh, thân Người, thân Trời.
Pháp vô tánh ấy không có nghiệp, không có quả báo. Vô tánh thường là vô tánh.
Như Tu Bồ Ðề nói, nếu tất cả pháp vô tánh, sao lại có Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật được nhứt thiết chủng trí.
Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Ðạo có phải là vô tánh chăng? Quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật, nhứt thiết chủng trí có phải là vô tánh chăng?”
- Bạch đức Thế Tôn! Ðạo vô tánh, quả Tu Ðà Hoàn cũng vô tánh, nhẫn đến chư Phật, nhứt thiết chủng trí cũng vô tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh có thể được pháp vô tánh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Pháp vô tánh không thể được pháp vô tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp hữu tánh có thể được pháp hữu tánh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Pháp hữu tánh không thể được pháp hữu tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh và đạo, tất cả pháp ấy đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng.
- Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng sức phương tiện thấy chúng sanh do vì điên đảo chấp trước năm ấm, trong vô thường thấy là thường, trong khổ thấy là lạc, trong bất tịnh thấy là tịnh, trong vô ngã thấy là ngã. Chấp trước chỗ vô sở hữu.
Bồ Tát ấy vì sức phương tiện, ở trong vô sở hữu cứu thoát chúng sanh.
- Bạch đức Thế Tôn! Chỗ chấp trước của phàm phu có thiệt chăng? Có khác biệt chăng? Có khác biệt chăng? Vì chấp trước nên khởi nghiệp, vì nghiệp nhơn duyên nên ở trong năm đường sanh tử chẳng ra khỏi được.
- Này Tu Bồ Ðề! Chỗ chấp trước khởi nghiệp của phàm phu không có một chút sự thiệt như lông tóc. Chỉ vì điên đảo thôi.
Này Tu Bồ Ðề! Nay sẽ vì ông mà nói ví dụ. Người trí do ví dụ mà được hiểu.
Này Tu Bồ Ðề! Như chỗ thấy trong chiêm bao, người hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Chiêm bao còn là hư vọng bất khả đắc, huống là người ở trong chiêm bao hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt!
- Này Tu Bồ Ðề! Các pháp, hoặc hữu lậu vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, và có pháp gì chẳng như chiêm bao chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Các pháp hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, không có pháp gì chẳng như chiêm bao.
- Này Tu Bồ Ðề! Trong chiêm bao có năm đường sanh tử qua lại chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không.
- Này Tu Bồ Ðề! Trong chiêm bao có tu đạo, do sự tu đạo này hoặc cấu nhiễm, hoặc thanh tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì chiêm bao không có sự thiệt, chẳng thể nói là cấu, là tịnh được.
- Này Tu Bồ Ðề! Tượng trong gương có sự thiệt chăng? Có hay khởi nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy mà đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người, trên Trời chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tượng ấy không có sự thiệt, chỉ có gạt được trẻ nít thôi. Tượng ấy làm sao có được nghiệp nhơn duyên, rồi do nghiệp nhơn duyên sẽ đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời!
- Này Tu Bồ Ðề! Tượng trong gương ấy có tu đạo, do sự tu đạo ấy mà bị cấu hay tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì tượng ấy rỗng không chẳng có sự thiệt nên không thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như trong khe sâu có vang. Vang ấy có nghiệp, rồi do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Vang ấy rỗng không, chẳng có âm thanh thiệt gì làm sao có nghiệp rồi do nghiệp nhơn duyên mà đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời.
- Này Tu Bồ Ðề! Vang ấy vả có tu đạo, do tu đạo ấy mà có nhiễm, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì vang ấy không có sự thiệt nên chẳng thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như nắng dợn chẳng phải nước như tướng nước, chẳng phải sông như tướng sông. Nắng dợn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên mà đọa Ðịa ngục, nhẫn đến do tu đạo mà có cấu, có tịnh chăng? - Bạch đức Thế Tôn! Không. Thành Càn Thát Bà ấy rốt ráo không có, chỉ gạt được mắt kẻ vô trí thôi, thì làm sao có nghiệp nhẫn đến có thể nói được là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Nhà ảo thuật, thuật ra các thứ vật, những là voi, ngựa, bò, dê, nam, nữ. Huyễn ảo ấy vả có nghiệp, do nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, nhẫn đến do sự tu đạo mà có cấu, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Vật huyễn ảo ấy rỗng không, chẳng có sự thiệt thì làm sao có được nghiệp, nhẫn đến có thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như hóa nhơn do đức Phật biến hóa ra. Hóa nhơn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, nhẫn đến có cấu, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Hóa nhơn ấy không có sự thiệt, thì làm sao có được nghiệp, rồi do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người, trên Trời, làm sao có được sự tu đạo, rồi do sự tu đạo ấy mà có cấu, có tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Ở trong tướng rỗng không ấy có kẻ cấu, có kẻ tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Trong ấy vô sở hữu, không có kẻ bị cấu, không có kẻ được tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như không có kẻ bị cấu, không có kẻ được tịnh thì cũng không có cấu, tịnh.
Tại sao? Vì chúng sanh ở trong ngã và ngã sở có cấu, có tịnh.
Người thấy thiệt thì chẳng cấu, chẳng tịnh. Như người thấy thiệt chẳng cấu, chẳng tịnh nên cũng không có cấu, tịnh”.
Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp tánh vô sở hữu, chẳng phải Phật làm ra nhẫn đến chẳng phải Bồ Tát làm ra, thì sao lại phân biệt có các pháp dị biệt, những là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Người, Trời, những là do nơi nghiệp nhơn duyên mà biết có kẻ sanh Ðịa Ngục, có kẻ sanh Ngạ quỷ, có kẻ sanh Súc sanh, do nơi nghiệp nhơn duyên như vậy mà biết có kẻ sanh trong loài Người, sanh các cõi Trời, nhẫn đến Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, do nơi nghiệp nhơn duyên ấy mà biết có người được Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, do nghiệp nhơn duyên ấy mà biết là Như Lai, Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Bạch đức Thế Tôn! Trong pháp vô tánh không có nghiệp dụng, sao lại có vì tác nghiệp nhơn duyên, hoặc đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người trên Trời, hoặc được Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật, Ðại Bồ Tát hành Bồ Tát đạo sẽ được nhứt thiết chủng trí, vì được nhứt thiết chủng trí nên có thể cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử?”.
Ðức Phật dạy: “Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Trong pháp vô tánh không có nghiệp, không có quả báo.
Này Tu Bồ Ðề! Hàng phàm phu chẳng nhập thánh pháp, chẳng biết các pháp không có tánh tướng. Vì điên đảo ngu si nên họ khởi các nghiệp nhơn duyên.
Các chúng sanh ấy, theo nghiệp mà có thân, hoặc thân Ðịa ngục, thân Ngã quỷ, thân Súc sanh, thân Người, thân Trời.
Pháp vô tánh ấy không có nghiệp, không có quả báo. Vô tánh thường là vô tánh.
Như Tu Bồ Ðề nói, nếu tất cả pháp vô tánh, sao lại có Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật được nhứt thiết chủng trí.
Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Ðạo có phải là vô tánh chăng? Quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật, nhứt thiết chủng trí có phải là vô tánh chăng?”
- Bạch đức Thế Tôn! Ðạo vô tánh, quả Tu Ðà Hoàn cũng vô tánh, nhẫn đến chư Phật, nhứt thiết chủng trí cũng vô tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh có thể được pháp vô tánh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Pháp vô tánh không thể được pháp vô tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp hữu tánh có thể được pháp hữu tánh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Pháp hữu tánh không thể được pháp hữu tánh.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh và đạo, tất cả pháp ấy đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng.
- Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng sức phương tiện thấy chúng sanh do vì điên đảo chấp trước năm ấm, trong vô thường thấy là thường, trong khổ thấy là lạc, trong bất tịnh thấy là tịnh, trong vô ngã thấy là ngã. Chấp trước chỗ vô sở hữu.
Bồ Tát ấy vì sức phương tiện, ở trong vô sở hữu cứu thoát chúng sanh.
- Bạch đức Thế Tôn! Chỗ chấp trước của phàm phu có thiệt chăng? Có khác biệt chăng? Có khác biệt chăng? Vì chấp trước nên khởi nghiệp, vì nghiệp nhơn duyên nên ở trong năm đường sanh tử chẳng ra khỏi được.
- Này Tu Bồ Ðề! Chỗ chấp trước khởi nghiệp của phàm phu không có một chút sự thiệt như lông tóc. Chỉ vì điên đảo thôi.
Này Tu Bồ Ðề! Nay sẽ vì ông mà nói ví dụ. Người trí do ví dụ mà được hiểu.
Này Tu Bồ Ðề! Như chỗ thấy trong chiêm bao, người hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Chiêm bao còn là hư vọng bất khả đắc, huống là người ở trong chiêm bao hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt!
- Này Tu Bồ Ðề! Các pháp, hoặc hữu lậu vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, và có pháp gì chẳng như chiêm bao chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Các pháp hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, không có pháp gì chẳng như chiêm bao.
- Này Tu Bồ Ðề! Trong chiêm bao có năm đường sanh tử qua lại chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không.
- Này Tu Bồ Ðề! Trong chiêm bao có tu đạo, do sự tu đạo này hoặc cấu nhiễm, hoặc thanh tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì chiêm bao không có sự thiệt, chẳng thể nói là cấu, là tịnh được.
- Này Tu Bồ Ðề! Tượng trong gương có sự thiệt chăng? Có hay khởi nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy mà đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người, trên Trời chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tượng ấy không có sự thiệt, chỉ có gạt được trẻ nít thôi. Tượng ấy làm sao có được nghiệp nhơn duyên, rồi do nghiệp nhơn duyên sẽ đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời!
- Này Tu Bồ Ðề! Tượng trong gương ấy có tu đạo, do sự tu đạo ấy mà bị cấu hay tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì tượng ấy rỗng không chẳng có sự thiệt nên không thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như trong khe sâu có vang. Vang ấy có nghiệp, rồi do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Vang ấy rỗng không, chẳng có âm thanh thiệt gì làm sao có nghiệp rồi do nghiệp nhơn duyên mà đọa Ðịa ngục nhẫn đến sanh trong Người, trên Trời.
- Này Tu Bồ Ðề! Vang ấy vả có tu đạo, do tu đạo ấy mà có nhiễm, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì vang ấy không có sự thiệt nên chẳng thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như nắng dợn chẳng phải nước như tướng nước, chẳng phải sông như tướng sông. Nắng dợn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên mà đọa Ðịa ngục, nhẫn đến do tu đạo mà có cấu, có tịnh chăng? - Bạch đức Thế Tôn! Không. Thành Càn Thát Bà ấy rốt ráo không có, chỉ gạt được mắt kẻ vô trí thôi, thì làm sao có nghiệp nhẫn đến có thể nói được là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Nhà ảo thuật, thuật ra các thứ vật, những là voi, ngựa, bò, dê, nam, nữ. Huyễn ảo ấy vả có nghiệp, do nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, nhẫn đến do sự tu đạo mà có cấu, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Vật huyễn ảo ấy rỗng không, chẳng có sự thiệt thì làm sao có được nghiệp, nhẫn đến có thể nói là cấu, là tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như hóa nhơn do đức Phật biến hóa ra. Hóa nhơn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, nhẫn đến có cấu, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Hóa nhơn ấy không có sự thiệt, thì làm sao có được nghiệp, rồi do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, hoặc sanh trong Người, trên Trời, làm sao có được sự tu đạo, rồi do sự tu đạo ấy mà có cấu, có tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Ở trong tướng rỗng không ấy có kẻ cấu, có kẻ tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Trong ấy vô sở hữu, không có kẻ bị cấu, không có kẻ được tịnh.
- Này Tu Bồ Ðề! Như không có kẻ bị cấu, không có kẻ được tịnh thì cũng không có cấu, tịnh.
Tại sao? Vì chúng sanh ở trong ngã và ngã sở có cấu, có tịnh.
Người thấy thiệt thì chẳng cấu, chẳng tịnh. Như người thấy thiệt chẳng cấu, chẳng tịnh nên cũng không có cấu, tịnh”.
Tuesday, April 6, 2010
Cố Lỏi Đạo Phật
.
CỐT LÕI ĐẠO PHẬT HT. Thích Thanh Từ
Chủ yếu đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau. Song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ. Trước phải giác ngộ nhiên hậu mới giải thoát, như nói “biết đúng mới làm đúng”. Giác ngộ Giải thoát theo liền bên nhau không thể tách rời được. Cầu Giải thoát mà trước không Giác ngộ là sự mong cầu viển vông thiếu thực tế. Như người mắc bệnh ghiền á phiện muốn bỏ, mà không ý thức tai hại do ghiền á phiện gây ra, chạy cầu thầy bùa, thầy pháp xin bùa phép uống để khỏi ghiền, là xa vời không thực tế.
Muốn bỏ bệnh ghiền á phiện, chính người ấy phải nhận thức rõ ràng tai hại của bệnh ghiền, đồng thời lập chí cương quyết bỏ á phiện, dù bị cơn ghiền hành hạ thế mấy, liều chết hẳn không tái phạm. Có thế, người ấy khả dĩ thành công việc bỏ ghiền á phiện. Mọi khổ đau trong đời sống con người đều do hành động xấu xa của con người chuốc lấy. Muốn giải thoát mọi đau khổ, con người phải Giác ngộ, cương quyết đập tan mọi nguyên nhân sanh ra đau khổ. Nhân đau khổ đã nát thì quả khổ đau đâu còn. Vì thế, Giác ngộ Giải thoát là “Cốt Lõi Đạo Phật”.
GIÁC NGỘ ĐAU KHỔ
Thuở còn làm Thái tử, sau khi chứng kiến sự sanh già bệnh chết của con người, ngài Tất-đạt-đa quyết tâm xuất gia tầm đạo. Sau khi đã đạt đạo, Ngài thấy rõ trong mọi đau khổ chỉ luân hồi sanh tử là cái khổ to lớn dai dẳng hơn cả. Cho nên, ngót bốn mươi chín năm Ngài thuyết pháp cốt chỉ rõ con đường Giải thoát Sanh tử Luân hồi cho chúng sanh. Đồng thời Ngài cũng phương tiện vạch bày phương pháp giảm thiểu đau khổ cho những chúng sanh chưa đủ khả năng thoát khỏi luân hồi.
GIÁC NGỘ LÝ NGHIỆP DẪN
Chúng sanh si mê tạo nghiệp, sức nghiệp lôi kéo chúng sanh đi vào luân hồi sanh tử. Do nghiệp dẫn dắt chúng sanh mãi trèo lên tuột xuống trong sáu nẻo luân hồi. Có khi chúng ta vui cười ở cõi trời, có khi la hét ở cõi a-tu-la, có lúc nửa cười, nửa mếu ở cõi người, lại có khi kêu la thảm thiết ở địa ngục, có lúc thất thểu đói khát ở ngạ quỉ, có khi ngu si sống theo bản năng ở súc sanh. Đang lúc bị nghiệp dẫn, chúng ta cũng có gặp những cảnh vui, song cái vui ấy chỉ trá hình của đau khổ. Vì là cái vui mỏng manh tạm bợ, rốt cuộc đều tan biến theo thời gian. Nghiệp là hành động tạo tác của con người hoặc nói khác, nghiệp là động lực thúc đẩy lôi kéo chúng sanh đến nơi thọ quả. Cụ thể hơn, nghiệp là sức bảo tồn mạng sống hiện tại của con người. Do hành động tạo tác nhiều lần, thành thói quen, có sức mạnh lôi cuốn con người đi theo thói quen là nghiệp. Ban đầu ta làm chủ tạo nghiệp, nghiệp thành, làm chủ chi phối lại chúng ta. Như người khi mới tập uống rượu và sau khi đã ghiền rượu. Nghiệp dẫn dắt chúng ta lang thang trong sáu nẻo luân hồi đều do cái sở tập của mình mà nên. Sự sống là động, ngừng mọi hoạt động trong thân thì chết. Như mũi tên rời dây cung bay bổng trong không là do sức đẩy, sức đẩy mãn thì mũi tên phải rơi. Sự sống của thân chúng ta đều do sức nghiệp, nhờ gió nghiệp thu hút tứ đại bên ngoài vào thân, cũng do gió nghiệp tống tứ đại phế thải trong thân ra ngoài, gió nghiệp dừng thì thân này phải hoại. Có bài tụng:
Đem vào nhờ gió nghiệp Tống ra cũng gió đưa Sự hô hấp tuần hoàn Tất cả đều do gió. Một phen gió nghiệp dừng Thân này như khúc gỗ.
Thế nên, sự tồn tại của thân hiện nay và sự tiếp nối của thân mai sau đều do nghiệp. Còn nghiệp là còn sự sống và tiếp nối sự sống. Nghiệp chủ động trong vòng sanh tử của chúng sanh.
Nghiệp có nhiều thứ, nói đơn giản chỉ có hai thứ thuộc ba lớp khác nhau: thiện nghiệp, ác nghiệp, tích lũy nghiệp, cận tử nghiệp, định nghiệp, bất định nghiệp. Những hành động lành tạo thành thói quen là thiện nghiệp, sẽ dẫn dắt sanh trong các cõi lành. Những hành động dữ tạo thành thói quen là ác nghiệp, sẽ lôi cuốn vào các cõi dữ. Trong lục đạo luân hồi, tùy nghiệp lành cao thấp sẽ sanh trong ba đường lành: người, a-tu-la, trời. Nghiệp dữ tùy nặng nhẹ sẽ sanh trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Vì thế, lành dữ đều do nghiệp, nghiệp lại chính là hành động hằng ngày của chúng ta. Muốn tương lai vui hay khổ đều do ta quyết định. Chính chúng ta là người làm chủ vận mạng của chúng ta, không ai khác có thể đem vui khổ lại cho chúng ta, kể cả đức Phật. Chúng ta là người định đoạt số phận của mình ngay trong hiện tại và vị lai.
Hằng ngày chúng ta gây tạo nghiệp lành hay dữ tích lũy thành sức mạnh, dẫn dắt chúng ta đến chỗ tương ứng thọ sanh, gọi là tích lũy nghiệp. Thuở Phật tại thế, Thích-ma-ha-nam đến bạch Phật: Hằng ngày con giữ năm giới tu thập thiện... nếu đi đường gặp cọp dữ, voi dữ hại, khi ấy chết con sẽ sanh về đâu? Đức Phật đáp: Như cây to đang nghiêng hẳn về một chiều, bị người cưa sẽ ngã về đâu? Đây là hiệu năng của tích lũy nghiệp. Chúng ta sắp chết mà nghiệp thiện, ác chưa nghiêng hẳn bên nào, khi ấy tâm niệm thiện dấy mạnh, hoặc tâm niệm ác dấy mạnh liền theo đó thọ sanh, là cận tử nghiệp. Người ta thường quan trọng giờ phút lâm chung là vì thế. Trợ niệm bằng cách nhắc lại giáo pháp mà người sắp chết đã nghe, cho họ dễ tỉnh giác, hoặc tụng kinh niệm Phật theo sở thích hằng ngày của họ, khiến thêm sức mạnh để họ đi theo con đường đã chọn. Thân miệng ý cộng tác tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, kết quả tất yếu phải thọ báo lành hay dữ là định nghiệp. Thân miệng riêng lẻ tạo nghiệp lành hay dữ, kết quả có thể thay đổi được là bất định nghiệp. Ví như có người ý thù ghét, miệng chửi, tay đánh một đối phương, sau đó họ ăn năn đến xin lỗi, đối phương dù có tâm lượng rộng rãi đến đâu thử hỏi có tha thứ dễ dàng chăng? Ngược lại, có người vô tình hoặc lầm lẫn chửi hay đánh kẻ khác, sau đó anh biết lỗi đến xin lỗi, chắc chắn nạn nhân kia tha thứ chẳng khó.
GIÁC NGỘ TU NGHIỆP THIỆN
Biết thân miệng ý là chỗ xuất phát nghiệp, người phát tâm qui y Tam Bảo, trước tiên phải giữ năm giới. Trong năm giới không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm là ba điều thiện của thân; không nói dối, không uống rượu là hai điều thiện của miệng. Chỉ tu năm điều thiện này là đủ cung cách một người tốt trong xã hội hiện tại, và sẽ làm người tốt ở vị lai. Giữ trọn năm giới là đóng cửa ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh), không bao giờ ta bước chân đến ba chỗ này. Thế nên, Phật chế năm giới là phương tiện giảm thiểu đau khổ cho con người trong hiện tại và vị lai.
Nếu giữ trọn mười điều thiện sẽ được sanh lên cõi trời, là con đường lành cao nhất trong sáu đường. Giữ mười điều thiện là tu đủ ba nghiệp: nơi thân không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm; nơi miệng không nói dối, không nói hai lưỡi (nói lật lọng), không nói hung dữ, không nói thêu dệt; nơi ý bớt tham, bớt sân, không tà kiến. Tà kiến là nhận định lệch lạc không đúng lẽ thật, gốc từ si mê mà ra. Phật dạy: “Thấy đúng nhân quả là chánh kiến, thấy sai nhân quả là tà kiến.” Ba nghiệp biết tu thiện là tạo nguồn an lạc hiện tại và mai sau.
Ngược lại, ba nghiệp tạo đầy đủ mười điều ác là nhân của địa ngục. Địa ngục là đường khổ nhất trong sáu đường luân hồi. Đâu đợi xuống địa ngục mới khổ, ngay trong cuộc sống hiện tại này, nếu người làm đủ mười điều ác, sẽ thấy một đời hoàn toàn đau khổ. Chúng ta thử nhìn người ưa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến có lúc nào họ được yên ổn đâu. Dù họ ở địa vị thế nào trong xã hội, bản thân và tâm hồn họ vẫn đen tối và đau khổ dài dài.
Phật dạy người Phật tử tu thập thiện cốt để đầy đủ phước đức, đời sau sanh ra sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu trong cõi dục giới này. Song đây chưa phải là lối tu giải thoát, đau khổ cứu kính, cần tiến lên những bậc trên nữa mới hoàn toàn giải thoát đau khổ. Tuy nhiên, trên đường tu, trước giữ năm giới, kế tu thập thiện là cơ bản là hai nấc thang đầu trên cây thang giải thoát. Thiếu nó, người tu sẽ chới với không thể tiến lên được.
GIÁC NGỘ DỨT NGHIỆP
Sanh tử gốc do nghiệp dẫn, muốn hết sanh tử phải hết nghiệp. Nghiệp phát xuất từ thân miệng ý, song chủ động là ý. Ý có nghĩ lành dữ, thân miệng mới tạo nghiệp lành dữ. Ý lặng rồi thì thân miệng đâu còn cơ sở tạo nghiệp. Như chiếc xe lăn bánh chạy trên đường, gốc từ cháy xăng nổ máy, muốn xe dừng thì phải hãm xăng tắt máy. Cái chủ động đã dừng, các bộ phận bị động cũng dừng. Người tu quyết giải thoát luân hồi, sanh tử phải chận đứng ý nghiệp. Khi nào ý nghiệp vắng bặt rồi, chắc chắn mình thoát ly sanh tử. Phương tiện dừng ý nghiệp: Phật dạy có nhiều lối, gọi là những pháp môn tu. Pháp môn tu Thiền, pháp môn tu Tịnh độ... Mỗi pháp môn đều nhằm đập chết con khỉ ý thức. Tu thiền phải được định, niệm Phật phải nhất tâm. Đã định thì ý thức đâu còn hoạt động, nhất tâm thì con khỉ ý đã chết lịm rồi. Vì thế tu thiền đến Diệt tận định thì nhập Niết-bàn (vô sanh), niệm Phật đến nhất tâm bất loạn thì thấy Phật A-di-đà đến đón về Cực Lạc. Nhập Niết-bàn thì không còn sanh tử, về Cực Lạc thì hết luân hồi trong lục đạo. Được về Cực Lạc (vui tột) hay nhập Niết-bàn (vô sanh) mới thật là giải thoát khổ đau hoàn toàn miên viễn. Đây là chỗ đức Phật Thích-ca nhằm hướng dẫn chúng sanh đạt đến.
Muốn niệm Phật được nhất tâm phải tin chắc về sự, hoặc nhận thực về lý. Tin chắc về sự, là tin có cõi Cực Lạc, có đức Phật A-di-đà tiếp dẫn, tin mình niệm Phật sẽ được vãng sanh. Nhận thực về lý, là nhận rõ tâm tịnh thì độ tịnh. Phật A-di-đà là tánh giác của mình, phương pháp niệm Phật là một cách lóng lặng cho tâm mình thanh tịnh, có câu “Tự tánh Di-đà, duy tâm Tịnh Độ”. Đã đủ lòng tin hay nhận thực ấy rồi, hành giả bắt đầu thực hành bằng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Miệng niệm lỗ tai lắng nghe, phải nghe rõ ràng từng tiếng niệm của mình, dù niệm thầm cũng vậy. Niệm có chuỗi cũng tốt, không chuỗi cũng được. Cốt yếu cột tâm trong sáu chữ Di-đà, không cho tâm phóng chạy ra ngoài. Ban đầu niệm Phật có thời khóa hay có số chuỗi, sau quen rồi trong bốn oai nghi, trong mọi hoạt động đều nhớ niệm Phật. Chỉ ngoài giờ ngủ ra, tất cả giờ đều là giờ niệm Phật. Người niệm Phật tin về sự, sau thời niệm Phật đều phát nguyện hồi hướng sanh về Cực Lạc. Cõi Cực Lạc là mục tiêu qui hướng tuyệt đối của người này. Đức Phật Di-đà sẽ đến đón họ trước giờ lâm chung, khẳng định như vậy. Người niệm Phật nhận thực về lý, hướng thẳng về tâm thanh tịnh của mình. Như nói “Trì Thành Nguyệt Hiện”, hồ nước đào xong, nước hồ lóng trong thì mặt trăng hiện. Nước hồ trong là tâm thanh tịnh, bóng trăng hiện là tánh giác hiện bày. Tánh giác là Phật Di-đà, tâm thanh tịnh là Cực Lạc. Tin về sự là hướng ra ngoài, nhận thực về lý là nhắm thẳng tâm mình. Tuy sự lý trong ngoài có khác, song trên phương diện thực hành chủ yếu được nhất tâm. Nhất tâm là mục đích duy nhất của phương pháp niệm Phật. Dù tin sự hay hiểu lý mà niệm Phật không nhất tâm thì cũng chẳng đến đâu.
Muốn tu thiền được định tùy trình độ sai khác cũng có nhiều lối tu khác nhau. Tổng quát có hai lối, thiền tiệm thứ và thiền đốn ngộ.
THIỀN TIỆM THỨ
Thiền tiệm thứ là lối tu thiền theo thứ lớp tuần tự tiến lên, có đề mục, có phương pháp, ứng dụng tu pháp này xong, tiến lên pháp khác, có sở chứng sở đắc từ thấp đến cao. Như lối tu quán Tứ niệm xứ, Minh sát tuệ (Xem sách Thiền Nguyên Thủy). Hoặc tu lối Lục diệu pháp môn. Đây là sáu cửa mầu nhiệm tiến vào thiền.
Ban đầu là Sổ tức, là lối đếm hơi thở. Hít hơi vào cùng, đếm một, thở ra sạch đếm hai. Hoặc cả hai hơi vô hơi ra đếm một, chú tâm vào hơi thở vô và ra đến đâu đều biết, nhớ số từ một đến mười không cho lộn. Đến mười đếm lại một, nếu giữa chừng quên số cũng đếm trở lại một. Cột tâm theo hơi thở và số, vừa dấy nghĩ liền kéo lại với số và hơi thở. Chú ý đừng cố đem hơi xuống rún sanh mệt. Hơi vừa dài vừa nhẹ là tốt. Đến bao giờ ngồi thiền cả giờ mà chỉ nhớ số và hơi thở là thành công.
Sang Tùy tức là theo hơi thở. Đến đây bỏ không đếm số chỉ duyên theo hơi thở ra vào, chú tâm theo hơi thở vô đến đâu biết rõ đến đó, ra đến đâu theo đến đấy. Tâm cột với hơi thở, vừa có nghĩ khác kéo lại hơi thở. Theo sát hơi thở không phút giây lơi lỏng, cho đến khi chỉ còn biết hơi thở ra vào không nghĩ gì khác là xong phần Tùy tức.
Tu Chỉ: Dừng tâm ở mũi xem hơi thở ra vào, như người gác cổng nhận diện từng người khách ra vào không sai sót. Trụ tâm ở mũi lâu sanh hôn trầm liền khởi quán.
Tu Quán: Quán hơi thở ra vào là tướng vô thường mỏng manh tạm bợ. Mạng sống lại nương hơi thở mà còn thì mạng sống cũng mong manh tạm bợ. Quả thật mạng sống chỉ trong khoảng hơi thở ra vào, thở ra mà không hít vào là chết, có gì là chắc chắn lâu dài. Thấy được lẽ thật này là thấy Đạo. Hoặc quán hơi thở vào do phổi phồng lên, hơi thở ra do phổi xẹp xuống. Khi phổi phồng lên, thì mũi hít không khí vào, phổi xẹp xuống thì đẩy không khí ra. Bên ngoài có không khí, bên trong có phổi, hợp với tâm lý tác động thành sự thở. Sự thở không tự có, đủ duyên mới có, đã do duyên thì hơi thở không thật. Sự thở đã không thật, mạng sống lại nương theo hơi thở mà có thì mạng sống cũng không thật. Quán rõ thấy mạng sống như huyễn hóa là thành công.
Tu Hoàn: Quán nhiều sanh động, nên xoay lại tìm xem tâm năng quán này ở đâu? Tìm đáo để, không thấy nó thì năng sở tự yên lặng.
Tu Tịnh: chỗ năng sở yên lặng này là tâm thanh tịnh. Giờ ngồi thiền xả hết vọng niệm chỉ còn một tâm thanh tịnh là tu tịnh. Tâm thanh tịnh bền bỉ lâu dài là xong xuôi phần tu Lục diệu pháp môn (cần đọc quyển Lục Diệu Pháp Môn của Trí Khải Đại Sư).
THIỀN ĐỐN NGỘ
Thiền đốn ngộ là lối tu trực ngộ bản tâm, gọi là Kiến tánh khởi tu. Không có đề mục, không có phương pháp, không có sở chứng sở đắc, chỉ mê là chúng sanh, ngộ là Phật nên nói “Kiến tánh thành Phật”. Lối tu này không tu mà tu, không chứng mà chứng. Bởi vì khi hành giả trực nhận bản tâm, biết rõ nơi mình có cái không sanh không diệt, mà từ thuở nào mãi chạy theo cái tâm sanh diệt tạo nghiệp luân hồi. Ngang đây biết rõ bộ mặt sanh diệt của nó, không chạy theo nữa, khi nó dấy lên không cho nối tiếp, không khởi thì lặng yên đừng dấy niệm. Tổ Lâm Tế nói: “Đã khởi chớ tiếp nối, chưa khởi chẳng cần dấy khởi, còn hơn ông hành cước mười năm.” Cổ Đức cũng nói: “Chớ sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm.” Thiền sư Vô Nghiệp suốt đời chỉ dùng một câu “chớ vọng tưởng” trả lời tất cả câu hỏi của Thiền khách.
Có người bảo lối tu này là “Tảo niệm” (quét sạch niệm), song khi ngồi thiền quét, lúc tiếp duyên, xúc cảnh thâu lại. Cứ quét rồi thâu đến bao giờ mới hết niệm? Đúng thế, nếu người tu chỉ biết quét khi ngồi thiền, lúc ra ngoài thì thâu lại, thật là gian nan cho lối tu này. Song ở đây không phải vậy, khi ngồi thiền không theo niệm, lúc ra ngoài thấy các pháp đều duyên hợp hư dối như huyễn hóa không có một pháp đáng lưu tâm, thì làm gì có thâu, ví như người đi chợ, cô ta dạo qua các cửa hàng chen chúc với bao nhiêu người qua lại trên đường phố, nhưng không có vật gì và người nào đáng cho cô để ý. Về đến nhà, người nhà hỏi: Đi chợ có thấy gì không? Cô đáp: không. Có phải thật không thấy gì chăng? Hẳn không phải thế, chỉ không có gì quan trọng đáng cô chú ý nên nói không thấy gì. Khi tiếp duyên xúc cảnh, hành giả thấy rõ các pháp như huyễn hóa, tự nhiên không có gì đáng để thâu. Bên trong có bao nhiêu vọng tưởng dấy lên đều không tiếp tục, lâu ngày tự hết.
Lại có người bảo “không theo niệm” nhẹ nhàng quá, nếu người tọa thiền bị hôn trầm nặng nề làm sao đuổi được? Nếu khi hôn trầm nặng nề, hành giả chấn chỉnh thân, mở mắt sáng mà không hết, nên khởi niệm tìm xem hôn trầm này xuất phát từ chỗ nào? Tức là đặt câu hỏi: “Hôn trầm xuất phát từ chỗ nào?” Theo dõi lùng tìm nó thì hôn trầm sẽ tan. Khi gặp tán loạn mãnh liệt cũng thế. Hành giả nên đặt câu hỏi: “Vọng tưởng này xuất phát từ chỗ nào?” Tìm kiếm nó một lúc sẽ hết. Khi hôn trầm tan, vọng tưởng lặng liền trở lại lối tu “không theo niệm” như trước.
Lối tu này cụ thể hóa bằng mười bức họa “Chăn Trâu Thiền Tông”. Mã Tổ hỏi Thiền sư Thạch Củng: Ông làm gì đây? Sư đáp: Con chăn trâu. Mã Tổ hỏi: Chăn như thế nào? Sư đáp: Mỗi khi nó chạy vào ruộng lúa thì lôi mũi kéo lại. Mã Tổ bảo: Thế là ông chăn giỏi, chỉ chăn giữ không cho trâu xâm phạm mạ của người là biết chăn trâu. Con trâu là tâm, chạy loạn vào lúa mạ là vọng khởi theo sáu trần, dừng lại không theo là lôi mũi kéo về. Cứ thế mãi, giờ ngồi thiền chăn, giờ làm công tác chăn, giờ dạo chơi, tiếp khách cũng chăn... không lơi lỏng. Thế nên nói, hái rau, chặt củi, nấu cơm, đều là thiền. Chăn cho đến khi trâu không còn, người chăn cũng mất, đây là hoàn toàn an định. Thiền sư Lương Giới tìm đến am tranh Hòa thượng Ẩn Sơn hỏi: Hòa thượng ở đây làm gì? Ẩn Sơn đáp: Tôi thấy hai con trâu báng lộn nhau, chạy ùm xuống sông, đến nay không có tin tức. Sư đắp y đảnh lễ. Đây là mục thứ tám trong mười mục chăn trâu nhà thiền, trâu và chăn đều vắng bặt chỉ còn một vòng tròn trắng. Đến đây ý nghiệp yên lặng không còn lôi kéo vào luân hồi sanh tử nữa. Nếu hàng Nhị thừa đến đây là nhập Niết-bàn, vì đã dứt sạch nghiệp sanh tử.
GIÁC NGỘ PHÁP THÂN
Dứt sạch nghiệp mới gọi là hết sanh tử, chưa phải thành Phật. Về các kinh A-hàm đến đây là chứng Niết-bàn (Vô Sanh) của A-la-hán. Kinh Pháp Hoa Phật bảo là Hóa thành không phải Bảo sở, về Thiền tông gọi đây là đất Vô sanh, là Tử thủy (nước chết) là đầu sào trăm trượng, cần phải vượt qua mới được. Căn cứ vào mười mục chăn trâu nhà Thiền, chỗ này mới là mục thứ tám chăn và trâu đều mất. Phải tiến lên mục thứ chín là lá rụng về cội, nước chảy về nguồn mới được, mục này gọi là nhập Phật giới hay nhập Pháp thân. Cần vượt lên mục thứ mười là buông lỏng tay vào chợ hay nhập ma giới, mới vuông tròn công đức thành Phật. Dứt sạch nghiệp mới thoát khỏi đau khổ trong sanh tử cho chính mình, song chưa đạt Pháp thân, chưa viên mãn công đức cứu khổ chúng sanh, cần phải hòa quang đồng trần làm lợi ích tất cả chúng sanh mới vẹn tròn công đức thành Phật.
THẦM NGỘ LÀ ĐỦ LÒNG TIN
Có người nghĩ, hành giả chưa trực ngộ bản tâm tu thiền đốn ngộ được chăng? Trực ngộ bản tâm là chủ yếu của người tu thiền đốn ngộ. Song có người chưa ngộ mà đủ lòng tin, tu vẫn được. Xem kinh, đọc luận, hỏi đạo, nghe giảng... thầm nhận mình có bản tâm bất sanh bất diệt, khẳng định không nghi ngờ, người này tu thiền đốn ngộ được. Thiền sư Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ: Thế nào là Phật? Mã Tổ đáp: Tức tâm là Phật. Sư thầm nhận, đến núi Đại Mai cất am tu. Sau Mã Tổ nghe, sai vị Tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi Sư: Hòa thượng gặp Mã Tổ, được cái gì về ở núi này? Sư đáp: Mã Tổ nói với tôi: tức tâm là Phật, tôi bèn đến ở núi này. Tăng thưa: Gần đây Mã Tổ lại nói “Phi tâm phi Phật.” Sư bảo: Ông già mê hoặc người, chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật. Vị Tăng trở về thuật lại Mã Tổ. Mã Tổ nói với đại chúng: Đại chúng, trái mai đã chín. Đây là tin nhận mình có bản tâm chân thật một cách chắc chắn là tu thiền đốn ngộ hay chăn trâu được.
Hoặc giả nhận rõ vọng tưởng hư dối như sương như khói, không theo, không bị nó dẫn, đến khi nó tan biến hoàn toàn, chân tâm hiển lộ. Ngài Huệ Khả sau khi được Tổ Đạt-ma nhận làm môn đồ, Ngài hỏi Tổ: Tâm con chưa an, xin Thầy dạy con phương pháp an tâm? Tổ Đạt-ma nhìn thẳng vào mặt bảo: Đem tâm ra ta an cho. Ngài sửng sốt lặng tìm liền đáp: Con tìm tâm không được. Tổ Đạt-ma bảo: Ta đã an tâm cho ông. Ngài Huệ Khả liền biết lối vào. Bình nhật chúng ta thấy tâm tưởng lăng xăng, khi nhìn lại thì mất bóng bặt dạng. Thế là nó hư dối không thật. Biết rõ nó hư dối thì nó không còn khả năng lôi cuốn dẫn dắt chúng ta nữa. Không chạy theo không bị dẫn, chẳng an là gì? An tâm là nhìn thẳng bộ mặt hư dối của nó, nó tự tan biến, còn gì nữa mà động. Thời gian sau, ngài Huệ Khả thưa Tổ Đạt-ma: Nay con bặt hết các duyên. Tổ Đạt-ma bảo: Coi chừng rơi vào đoạn diệt. Ngài Huệ Khả thưa: Không rơi. Tổ Đạt-ma hỏi: Thế nào không rơi? Ngài Huệ Khả thưa: Rõ ràng thường biết, nói không thể đến. Tổ Đạt-ma nói: Đây là chỗ truyền của chư Phật, chớ có hoài nghi. Thế là, từ nhận biết tâm bất an là hư dối, ngài Huệ Khả chăn nó đến lúc không còn tâm dạng là: “bặt hết các duyên” chỉ còn lại cái: “rõ ràng thường biết” là chỗ chư Phật truyền nhau.
Có nhiều người học đạo đã thầm nhận mình có cái chân thật sẵn đủ, hoặc biết rõ vọng tâm hư dối, mà vẫn chưa đủ lòng tin để tiến tu, họ cứ đòi phải ngộ mới tu được. Quả thật họ đang đuổi theo cái ảo ảnh của danh từ ngộ. Đâu biết rằng tin chắc không nghi là đã thầm ngộ.
KẾT THÚC
Trên tiến trình tu tập từ phàm phu đến Phật quả thật là thăm thẳm gian truân. Song vì ý thức được sự đau khổ trong kiếp mê lầm, sự đọa đầy trong vòng lục đạo, chúng ta phải nỗ lực tiến tu. Nhờ thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, chúng ta mới thấy đường để tháo gỡ những gút mắc của muôn ngàn sợi dây nghiệp báo. Gỡ sạch những vòng dây nghiệp báo rồi, chúng ta được thảnh thơi, tự tại. Song, thân bằng quyến thuộc ta, đồng bào, đồng loại ta, đang bị chúng bủa vây bao phủ, đành lòng nào chúng ta lại ngó lơ. Thế là, vén áo xăn quần, chúng ta lao mình vào cõi trần ai để dìu dắt nhân loại thoát khỏi vòng khổ ải. Đây là hình ảnh Thiền sư vai mang chiếc đãy, tay cầm bầu rượu, kết bè họp bạn với đám người đầu đường xó chợ. Đem ánh sáng hòa lẫn với bụi bặm, quả là “đầu tro mặt đất” lang thang. Có thế mới tròn bản nguyện đại bi, mới đủ công đức giải thoát chúng sanh ra khỏi sông mê bể khổ. Cứu mình, độ người được viên mãn, đều đặt gọn trên nền tảng giác ngộ giải thoát của đạo Phật.
04-03-2010 04:23:12
TVHS
c
Links
Phật Giáo Thế Giới
Thơ và Nhạc Phật Giáo
Pháp Thoại
Cảnh Chùa Việt Nam
Văn Học Phật Giáo
Sitemap
Năm Thời Kỳ Năm Trăm Năm
NĂM THỜI KỲ NĂM TRĂM NĂM:
Trước hết, cần có một sự lưu ý cơ bản về phần còn lại của phẩm này. Như đã nêu trước đây, người đọc không nên hiểu theo nghĩa đen của những lời nói có vẻ như coi thường phụ nữ như sau đây: “Nữ nhân ấy, sau khi chấm dứt cái thân nữ nhân hiện tại, về sau sẽ không mang thân nữ nữa” và “Nếu có nữ nhân nào nghe kinh này và tu hành theo giáo lý của kinh...”.
Kế đến, về cú ngữ “sau khi đức Phật diệt độ, trong năm trăm năm cuối”, chúng ta phải xác quyết mà hiểu cho đúng nhóm từ “năm trăm năm”. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni thấy trước rằng sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo sẽ trải qua năm thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Theo kinh Đại Tập (Mahàsamnipàta), sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, sẽ có năm thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Trong thời kỳ thứ nhất, tâm người ta gắn vào và tận tụy với sự giải thoát, trong khi trong thời kỳ thứ hai, họ chuyên chú vào Thiền định. Hai thời kỳ này là hai thời kỳ mà Chánh pháp (Shòbò) được duy trì tinh thuần. Thời kỳ thứ ba có đặc điểm là người ta chuyên chú vào việc đọc, tụng và chép Pháp, và thời kỳ thứ tư là thời kỳ người ta dựng tháp, xây điện thờ, tức là tưởng niệm các Đạo sư và tiên tri. Hai thời kỳ này là hai thời kỳ Tượng pháp (Zòbò). Thời kỳ thứ năm là thời kỳ không còn Bạch pháp hay Chân pháp, người ta chuyên xung đột, chia rẽ, đây là năm trăm năm cuối, cũng là khởi đầu thời kỳ Mạt pháp (Mappò).
Thời kỳ năm trăm năm đầu được gọi là thời kỳ mà người ta sẽ thực hành giáo lý của đức Phật một cách chắc chắn và sẽ thoát khỏi mọi trói buộc của ảo tưởng và khổ đau. Trong thời gian này, phẩm tính vĩ đại của đức Phật vẫn còn tồn tại sâu đậm trong tâm người ta, khiến cho họ trở nên tốt hơn, và họ sẽ sống cuộc sống tâm linh thiện lành, an lạc nếu họ chỉ thực hành giáo lý. Đây là một thời kỳ dễ dàng, trong đó người ta không cần phải tự mình đạt ngộ mà chỉ cần thực hành giáo lý đúng như mình đã thọ nhận. Người ta mang ơn những đức hạnh của chính đức Phật vì họ đã thực hành dễ dàng trong thời kỳ này. Đây là thời kỳ sẽ chấm dứt sau năm trăm năm, dù giáo lý của đức Phật vẫn tồn tại mãi mãi.
Thời kỳ năm trăm năm thứ hai sẽ là thời kỳ mà những người thọ trì giáo lý của đức Phật sẽ tận tụy với Thiền định và sẽ suy nghĩ cách áp dụng giáo lý trong một thời đại mới. Xã hội sẽ thay đổi lớn khi năm trăm năm đầu chấm dứt kể từ khi đức Phật nhập diệt. Người ta sẽ phải suy nghĩ xem phải hiểu giáo lý như thế nào, áp dụng giáo lý vào xã hội như thế nào để sử dụng giáo lý cho đúng. Thời kỳ này là thời kỳ người ta gặp nhiều khó khăn khi thực hành giáo lý hơn thời kỳ trước, dù giáo lý vẫn không bị xuyên tạc. Do đó, trong thời kỳ thứ hai, Thiền định sẽ nẩy nở.
Thời kỳ năm trăm năm thứ ba sẽ là thời kỳ mà việc nghiên cứu Pháp sẽ tiếp tục nẩy nở. Trong thời kỳ này, khi mà hơn một ngàn năm kể từ khi đức Phật nhập diệt đã trôi qua, người ta sẽ xem đức Phật như là một vĩ nhân lịch sử hơn là một vị Đạo sư trong đời sống thực sự của con người. Ngài sẽ bị tách xa cuộc sống hàng ngày của người ta, và do đó người ta sẽ tôn thờ Ngài nhưng sẽ ít mong mỏi khát khao Ngài hơn. Vào lúc ấy, vì văn minh vật chất tiến bộ và xã hội trở nên phức tạp hơn, Phật giáo cho đến lúc ấy, vốn là một giáo lý sinh động trong đời sống hàng ngày của người ta, sẽ trở thành một đối tượng nghiên cứu nào đấy, theo quan điểm kinh viện.
Thời kỳ năm trăm năm thứ tư sẽ là thời kỳ mà việc dựng đền thờ và tháp tiếp tục phát triển. Trong thời kỳ này, người ta sẽ xem thường việc nghiên cứu Pháp và sẽ mong được thọ nhận ơn đức thiêng liêng của đức Phật bằng cách chỉ xây dựng tháp và đền thờ. Trong thời kỳ này, Phật giáo sẽ tiếp tục phát triển về hình thức mà tinh thần Phật giáo sẽ hoàn toàn mất đi. Những người quyền quý và có uy tín sẽ tin rằng nếu họ xây dựng những đền thờ tráng lệ thì tài sản gia đình họ sẽ được bảo đảm. Tu sĩ Phật giáo sẽ sống xa hoa dưới sự che chở của những người quyền quý và có uy tín và khối quần chúng sẽ nghĩ rằng họ sẽ được cứu độ chỉ bằng cách viếng các đền thờ và chắp tay trước các tượng Phật.
Thời kỳ năm trăm năm thứ năm sẽ là thời kỳ mà giáo hội Phật giáo bị phân rả do xung đột và dị giáo sẽ phát triển. Trong thời kỳ này, ngay cả tôn giáo thuần túy nghi thức cũng không được để ý tới một cách rộng rãi. Người ta sẽ trở nên ích kỷ và sẽ chạy theo lợi nhuận cho riêng mình và gia đình mình, đoàn thể, xứ sở và giai cấp xã hội mình. Kết quả là, họ sẽ ganh đua vì lợi nhuận và luôn luôn tranh cãi nhau. Họ sẽ đối nghịch nhau trong việc tự khẳng định lẫn nhau, điều này cuối cùng sẽ đưa đến xung đột lớn và đổ máu. Dù có ở trong những hoàn cảnh bình thường, vẫn liên tục xảy ra những mâu thuẫn lớn hay nhỏ trong xã hội, và người ta sẽ không thể sống an bình được. Thời hiện nay tương ứng với thời kỳ này.
Trong năm thời kỳ năm trăm năm, một ngàn năm đầu được gọi là xây dựng thời kỳ Chánh pháp vì giáo lý của đức Phật được duy trì và thực hành một cách đúng đắn trong thời gian này. Một ngàn năm kế tiếp được gọi là thời kỳ Tượng pháp vì giáo lý vẫn còn tồn tại nhưng chỉ ở hình thức mà thôi. Thời kỳ cuối cùng được gọi là thời kỳ Mạt pháp vì giáo lý sẽ biến mất. Trong thời kỳ này, người ta sẽ mất giáo lý vốn bất diệt và vĩnh cửu. Đây chính là thời kỳ mà giáo lý của đức Phật là cần thiết nhất. Đấy là lý do tại sao đức Phật cứ giảng đi giảng lại sự cao cả của những người thọ trì, thực hành, thuyết giảng, quảng bá kinh Pháp Hoa trong thời Mạt pháp.
Kế đến, đức Phật dạy: “Nếu sau khi Như Lai diệt độ, trong năm trăm năm cuối cùng, có nữ nhân nào nghe kinh này và làm theo giáo lý của kinh, thì đến khi mạng chung, nữ nhân ấy sẽ đến cõi An Lạc, trú xứ của đức Phật A-di-đà, có hội chúng Đại Bồ-tát của Ngài vây quanh, sẽ được sanh trong hoa sen, trên một bảo tòa”.
Khoảng năm trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, một tín ngưỡng tập trung vào đức A-di-đà (Amitàbha hay Amitàyus) bắt đầu lan rộng từ Tây Ấn Độ. Các tín đồ mong được tái sanh trong cõi Tịnh Độ, thiên đàng của đức A-di-đà, bằng cách hoàn toàn tin vào năng lực của đức Phật này. Dù đức Phật này được xem là có lòng đại từ bi và có năng lực đưa tất cả chúng sanh đến cõi Tịnh Độ, niềm tin này cũng không được toàn hảo khi mà nó còn gợi lên cái ý niệm về giải thoát nhờ tin tưởng tuyệt đối vào năng lực của Ngài. Không thể nào các chúng sanh tái sinh được ở quốc độ của đức Phật A-di-đà nếu như họ không hiểu cái chân lý phổ quát và nỗ lực thực sự để sống theo chân lý ấy. Sự cứu độ của đức Phật này sẽ được hiểu ra khi người ta theo đuổi trí tuệ và thực hiện con đường dẫn đến sự toàn hảo về tính cách của mình. Để cho tất cả chúng sanh khỏi phải ngộ nhận điều này, đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã thêm mệnh đề điều kiện cách “Nếu có nữ nhân nào nghe kinh này và làm theo giáo lý của kinh”. Niềm tin đức Phật A-di-đà sẽ hiển bày năng lực thực sự của nó nhờ đức tính của cái chân lý mà kinh Pháp Hoa dạy.
BA ĐỘC:
Đức Phật dạy tiếp: “Người ấy (vốn là người phụ nữ được hóa thân) sẽ mãi mãi không còn bị phiền não vì tham dục, không còn bị phiền não vì sân hận, không còn bị phiền não vì si muội...” Ba sự ô nhiễm tham, sân và si được xem là ba thứ độc căn bản đưa con người đến thoái hóa. Nếu họ gỡ bỏ được ba độc này khỏi tâm mình thì họ sẽ thọ nhận những công đức lớn lao. Do ba độc trong tâm, họ bị phiền não vì kiêu mạn, đố kỡ và ô uế. Khuyết điểm ô uế là chung cả nam giới lẫn nữ giới nhưng lại đặc biệt cần được phụ nữ xét đến. Điều này được biểu lộ trong cú ngữ “Nếu có nữ nhân nào...”.
Kế đến đức Phật dạy: “Nếu có người nào nghe được phẩm này về hành trạng xưa kia của Bồ-tát Dược Vương thì người ấy có thể hoan hỷ thọ nhận và tán thán phẩm này, người ấy trong đời hiện tại bao giờ cũng thở ra hương thơm của hoa sen xanh và từ các lỗ chân lông trên thân thể người ấy bao giờ cũng tỏa ra hương thơm của gỗ chiên-đàn đầu bò”. Lời dạy này có nghĩa là một người nghe được phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn sự này, hoan hỷ thọ nhận và tán thán phẩm này thì sẽ tạo ra một ảnh hưởng tốt đến những người chung quanh người ấy. Hương thơm của người ấy không những chỉ được giữ trên y phục của người ấy mà sẽ còn truyền đến những ai chạm vào quần áo người ấy. Cú ngữ “thở ra hương thơm của hoa sen xanh” nghĩa là những lời được nói ra bởi người hoan hỷ thọ nhận và tán thán kinh Pháp Hoa tự nhiên sẽ làm cho tâm những người chung quanh trở thành tốt đẹp. Cú ngữ “từ các lỗ chân lông trên thân thể người ấy tỏa ra hương thơm của gỗ chiên-đàn đầu bò” trỏ ý rằng những người chung quanh tự nhiên sẽ được ảnh hưởng bởi các thiện hạnh của người ấy. Đây là một trạng thái lý tưởng của tâm mà những ai thực hành Phật pháp phải đạt được cho mình.
Đức Phật dạy tiếp: “Túc Vương Hoa ! Ông hãy dùng sức Thần thông mà giữ gìn, bảo hộ kinh này. Tại sao ? Vì kinh này là lương dược đối với các bệnh tật của con người trong cõi Diêm-phù-đề”. Từ “bệnh tật” chỉ sự lệch loạn tâm thức của tất cả chúng sanh. Như đã được giải thích trước đây, tự nhiên là một người được hồi phục khỏi những rối loạn tinh thần thì người ấy cũng được chữa lành những căn bệnh thể chất. Hiểu “bệnh tật” theo nghĩa đơn giản là các bệnh tật thể chất thì sẽ gây hiểu lầm. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng về điềunày.
Trong lời kế tiếp của đức Phật “người ấy sẽ cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi già, bệnh và chết”, các từ “già, bệnh và chế t” nghĩa là đời sống sinh tử của con người. Các từ này có nghĩa là những biến đổi lớn của đời người. Nếu con người có thể tháo gỡ mọi trói buộc của cuộc đời sinh tử thì con người sẽ không ngạc nhiên trước những biến đổi của đời người, cũng sẽ không rối rắm vì chúng.
Như được biểu lộ qua danh hiệu của ngài, Bồ-tát Dược Vương ban lương dược cho tất cả chúng sanh khiến họ lành các bệnh tinh thần. Khi các bệnh tinh thần của họ được vị Bồ-tát này chữa lành, thì các bệnh thể chất của họ cũng sẽ được cải thiện. Vị Bồ-tát này có sức thần thông chữa bệnh nhờ ngài đốt đôi cánh tay mình để cúng dường khi trong một tiền thân, ngài là Bồ-tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến. Nói một cách khác, đây là do sự thực hành cá nhân của ngài về kinh Pháp Hoa. Vì Bồ-tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến tự mình thực hành kinh Pháp Hoa, ngài tái sanh làm Bồ-tát Dược Vương có sức thần thông chữa lành các bệnh tinh thần của mọi chúng sanh. Việc ngài chữa lành các bệnh tinh thần cải thiện rất nhiều các bệnh thể chất.
Do đó, chúng ta đi đến kết luận: sự dốc lòng thọ trì và thực hành kinh Pháp Hoa của chúng ta trở thành một động lực trong việc chúng ta chữa lành nhiều loại rối loạn tâm thức của những người khác. Phẩm 23 dạy ta cái nguyên lý này và khích lệ chúng ta quảng bá nó.
Trước hết, cần có một sự lưu ý cơ bản về phần còn lại của phẩm này. Như đã nêu trước đây, người đọc không nên hiểu theo nghĩa đen của những lời nói có vẻ như coi thường phụ nữ như sau đây: “Nữ nhân ấy, sau khi chấm dứt cái thân nữ nhân hiện tại, về sau sẽ không mang thân nữ nữa” và “Nếu có nữ nhân nào nghe kinh này và tu hành theo giáo lý của kinh...”.
Kế đến, về cú ngữ “sau khi đức Phật diệt độ, trong năm trăm năm cuối”, chúng ta phải xác quyết mà hiểu cho đúng nhóm từ “năm trăm năm”. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni thấy trước rằng sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo sẽ trải qua năm thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Theo kinh Đại Tập (Mahàsamnipàta), sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, sẽ có năm thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Trong thời kỳ thứ nhất, tâm người ta gắn vào và tận tụy với sự giải thoát, trong khi trong thời kỳ thứ hai, họ chuyên chú vào Thiền định. Hai thời kỳ này là hai thời kỳ mà Chánh pháp (Shòbò) được duy trì tinh thuần. Thời kỳ thứ ba có đặc điểm là người ta chuyên chú vào việc đọc, tụng và chép Pháp, và thời kỳ thứ tư là thời kỳ người ta dựng tháp, xây điện thờ, tức là tưởng niệm các Đạo sư và tiên tri. Hai thời kỳ này là hai thời kỳ Tượng pháp (Zòbò). Thời kỳ thứ năm là thời kỳ không còn Bạch pháp hay Chân pháp, người ta chuyên xung đột, chia rẽ, đây là năm trăm năm cuối, cũng là khởi đầu thời kỳ Mạt pháp (Mappò).
Thời kỳ năm trăm năm đầu được gọi là thời kỳ mà người ta sẽ thực hành giáo lý của đức Phật một cách chắc chắn và sẽ thoát khỏi mọi trói buộc của ảo tưởng và khổ đau. Trong thời gian này, phẩm tính vĩ đại của đức Phật vẫn còn tồn tại sâu đậm trong tâm người ta, khiến cho họ trở nên tốt hơn, và họ sẽ sống cuộc sống tâm linh thiện lành, an lạc nếu họ chỉ thực hành giáo lý. Đây là một thời kỳ dễ dàng, trong đó người ta không cần phải tự mình đạt ngộ mà chỉ cần thực hành giáo lý đúng như mình đã thọ nhận. Người ta mang ơn những đức hạnh của chính đức Phật vì họ đã thực hành dễ dàng trong thời kỳ này. Đây là thời kỳ sẽ chấm dứt sau năm trăm năm, dù giáo lý của đức Phật vẫn tồn tại mãi mãi.
Thời kỳ năm trăm năm thứ hai sẽ là thời kỳ mà những người thọ trì giáo lý của đức Phật sẽ tận tụy với Thiền định và sẽ suy nghĩ cách áp dụng giáo lý trong một thời đại mới. Xã hội sẽ thay đổi lớn khi năm trăm năm đầu chấm dứt kể từ khi đức Phật nhập diệt. Người ta sẽ phải suy nghĩ xem phải hiểu giáo lý như thế nào, áp dụng giáo lý vào xã hội như thế nào để sử dụng giáo lý cho đúng. Thời kỳ này là thời kỳ người ta gặp nhiều khó khăn khi thực hành giáo lý hơn thời kỳ trước, dù giáo lý vẫn không bị xuyên tạc. Do đó, trong thời kỳ thứ hai, Thiền định sẽ nẩy nở.
Thời kỳ năm trăm năm thứ ba sẽ là thời kỳ mà việc nghiên cứu Pháp sẽ tiếp tục nẩy nở. Trong thời kỳ này, khi mà hơn một ngàn năm kể từ khi đức Phật nhập diệt đã trôi qua, người ta sẽ xem đức Phật như là một vĩ nhân lịch sử hơn là một vị Đạo sư trong đời sống thực sự của con người. Ngài sẽ bị tách xa cuộc sống hàng ngày của người ta, và do đó người ta sẽ tôn thờ Ngài nhưng sẽ ít mong mỏi khát khao Ngài hơn. Vào lúc ấy, vì văn minh vật chất tiến bộ và xã hội trở nên phức tạp hơn, Phật giáo cho đến lúc ấy, vốn là một giáo lý sinh động trong đời sống hàng ngày của người ta, sẽ trở thành một đối tượng nghiên cứu nào đấy, theo quan điểm kinh viện.
Thời kỳ năm trăm năm thứ tư sẽ là thời kỳ mà việc dựng đền thờ và tháp tiếp tục phát triển. Trong thời kỳ này, người ta sẽ xem thường việc nghiên cứu Pháp và sẽ mong được thọ nhận ơn đức thiêng liêng của đức Phật bằng cách chỉ xây dựng tháp và đền thờ. Trong thời kỳ này, Phật giáo sẽ tiếp tục phát triển về hình thức mà tinh thần Phật giáo sẽ hoàn toàn mất đi. Những người quyền quý và có uy tín sẽ tin rằng nếu họ xây dựng những đền thờ tráng lệ thì tài sản gia đình họ sẽ được bảo đảm. Tu sĩ Phật giáo sẽ sống xa hoa dưới sự che chở của những người quyền quý và có uy tín và khối quần chúng sẽ nghĩ rằng họ sẽ được cứu độ chỉ bằng cách viếng các đền thờ và chắp tay trước các tượng Phật.
Thời kỳ năm trăm năm thứ năm sẽ là thời kỳ mà giáo hội Phật giáo bị phân rả do xung đột và dị giáo sẽ phát triển. Trong thời kỳ này, ngay cả tôn giáo thuần túy nghi thức cũng không được để ý tới một cách rộng rãi. Người ta sẽ trở nên ích kỷ và sẽ chạy theo lợi nhuận cho riêng mình và gia đình mình, đoàn thể, xứ sở và giai cấp xã hội mình. Kết quả là, họ sẽ ganh đua vì lợi nhuận và luôn luôn tranh cãi nhau. Họ sẽ đối nghịch nhau trong việc tự khẳng định lẫn nhau, điều này cuối cùng sẽ đưa đến xung đột lớn và đổ máu. Dù có ở trong những hoàn cảnh bình thường, vẫn liên tục xảy ra những mâu thuẫn lớn hay nhỏ trong xã hội, và người ta sẽ không thể sống an bình được. Thời hiện nay tương ứng với thời kỳ này.
Trong năm thời kỳ năm trăm năm, một ngàn năm đầu được gọi là xây dựng thời kỳ Chánh pháp vì giáo lý của đức Phật được duy trì và thực hành một cách đúng đắn trong thời gian này. Một ngàn năm kế tiếp được gọi là thời kỳ Tượng pháp vì giáo lý vẫn còn tồn tại nhưng chỉ ở hình thức mà thôi. Thời kỳ cuối cùng được gọi là thời kỳ Mạt pháp vì giáo lý sẽ biến mất. Trong thời kỳ này, người ta sẽ mất giáo lý vốn bất diệt và vĩnh cửu. Đây chính là thời kỳ mà giáo lý của đức Phật là cần thiết nhất. Đấy là lý do tại sao đức Phật cứ giảng đi giảng lại sự cao cả của những người thọ trì, thực hành, thuyết giảng, quảng bá kinh Pháp Hoa trong thời Mạt pháp.
Kế đến, đức Phật dạy: “Nếu sau khi Như Lai diệt độ, trong năm trăm năm cuối cùng, có nữ nhân nào nghe kinh này và làm theo giáo lý của kinh, thì đến khi mạng chung, nữ nhân ấy sẽ đến cõi An Lạc, trú xứ của đức Phật A-di-đà, có hội chúng Đại Bồ-tát của Ngài vây quanh, sẽ được sanh trong hoa sen, trên một bảo tòa”.
Khoảng năm trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, một tín ngưỡng tập trung vào đức A-di-đà (Amitàbha hay Amitàyus) bắt đầu lan rộng từ Tây Ấn Độ. Các tín đồ mong được tái sanh trong cõi Tịnh Độ, thiên đàng của đức A-di-đà, bằng cách hoàn toàn tin vào năng lực của đức Phật này. Dù đức Phật này được xem là có lòng đại từ bi và có năng lực đưa tất cả chúng sanh đến cõi Tịnh Độ, niềm tin này cũng không được toàn hảo khi mà nó còn gợi lên cái ý niệm về giải thoát nhờ tin tưởng tuyệt đối vào năng lực của Ngài. Không thể nào các chúng sanh tái sinh được ở quốc độ của đức Phật A-di-đà nếu như họ không hiểu cái chân lý phổ quát và nỗ lực thực sự để sống theo chân lý ấy. Sự cứu độ của đức Phật này sẽ được hiểu ra khi người ta theo đuổi trí tuệ và thực hiện con đường dẫn đến sự toàn hảo về tính cách của mình. Để cho tất cả chúng sanh khỏi phải ngộ nhận điều này, đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã thêm mệnh đề điều kiện cách “Nếu có nữ nhân nào nghe kinh này và làm theo giáo lý của kinh”. Niềm tin đức Phật A-di-đà sẽ hiển bày năng lực thực sự của nó nhờ đức tính của cái chân lý mà kinh Pháp Hoa dạy.
BA ĐỘC:
Đức Phật dạy tiếp: “Người ấy (vốn là người phụ nữ được hóa thân) sẽ mãi mãi không còn bị phiền não vì tham dục, không còn bị phiền não vì sân hận, không còn bị phiền não vì si muội...” Ba sự ô nhiễm tham, sân và si được xem là ba thứ độc căn bản đưa con người đến thoái hóa. Nếu họ gỡ bỏ được ba độc này khỏi tâm mình thì họ sẽ thọ nhận những công đức lớn lao. Do ba độc trong tâm, họ bị phiền não vì kiêu mạn, đố kỡ và ô uế. Khuyết điểm ô uế là chung cả nam giới lẫn nữ giới nhưng lại đặc biệt cần được phụ nữ xét đến. Điều này được biểu lộ trong cú ngữ “Nếu có nữ nhân nào...”.
Kế đến đức Phật dạy: “Nếu có người nào nghe được phẩm này về hành trạng xưa kia của Bồ-tát Dược Vương thì người ấy có thể hoan hỷ thọ nhận và tán thán phẩm này, người ấy trong đời hiện tại bao giờ cũng thở ra hương thơm của hoa sen xanh và từ các lỗ chân lông trên thân thể người ấy bao giờ cũng tỏa ra hương thơm của gỗ chiên-đàn đầu bò”. Lời dạy này có nghĩa là một người nghe được phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn sự này, hoan hỷ thọ nhận và tán thán phẩm này thì sẽ tạo ra một ảnh hưởng tốt đến những người chung quanh người ấy. Hương thơm của người ấy không những chỉ được giữ trên y phục của người ấy mà sẽ còn truyền đến những ai chạm vào quần áo người ấy. Cú ngữ “thở ra hương thơm của hoa sen xanh” nghĩa là những lời được nói ra bởi người hoan hỷ thọ nhận và tán thán kinh Pháp Hoa tự nhiên sẽ làm cho tâm những người chung quanh trở thành tốt đẹp. Cú ngữ “từ các lỗ chân lông trên thân thể người ấy tỏa ra hương thơm của gỗ chiên-đàn đầu bò” trỏ ý rằng những người chung quanh tự nhiên sẽ được ảnh hưởng bởi các thiện hạnh của người ấy. Đây là một trạng thái lý tưởng của tâm mà những ai thực hành Phật pháp phải đạt được cho mình.
Đức Phật dạy tiếp: “Túc Vương Hoa ! Ông hãy dùng sức Thần thông mà giữ gìn, bảo hộ kinh này. Tại sao ? Vì kinh này là lương dược đối với các bệnh tật của con người trong cõi Diêm-phù-đề”. Từ “bệnh tật” chỉ sự lệch loạn tâm thức của tất cả chúng sanh. Như đã được giải thích trước đây, tự nhiên là một người được hồi phục khỏi những rối loạn tinh thần thì người ấy cũng được chữa lành những căn bệnh thể chất. Hiểu “bệnh tật” theo nghĩa đơn giản là các bệnh tật thể chất thì sẽ gây hiểu lầm. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng về điềunày.
Trong lời kế tiếp của đức Phật “người ấy sẽ cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi già, bệnh và chết”, các từ “già, bệnh và chế t” nghĩa là đời sống sinh tử của con người. Các từ này có nghĩa là những biến đổi lớn của đời người. Nếu con người có thể tháo gỡ mọi trói buộc của cuộc đời sinh tử thì con người sẽ không ngạc nhiên trước những biến đổi của đời người, cũng sẽ không rối rắm vì chúng.
Như được biểu lộ qua danh hiệu của ngài, Bồ-tát Dược Vương ban lương dược cho tất cả chúng sanh khiến họ lành các bệnh tinh thần. Khi các bệnh tinh thần của họ được vị Bồ-tát này chữa lành, thì các bệnh thể chất của họ cũng sẽ được cải thiện. Vị Bồ-tát này có sức thần thông chữa bệnh nhờ ngài đốt đôi cánh tay mình để cúng dường khi trong một tiền thân, ngài là Bồ-tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến. Nói một cách khác, đây là do sự thực hành cá nhân của ngài về kinh Pháp Hoa. Vì Bồ-tát Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến tự mình thực hành kinh Pháp Hoa, ngài tái sanh làm Bồ-tát Dược Vương có sức thần thông chữa lành các bệnh tinh thần của mọi chúng sanh. Việc ngài chữa lành các bệnh tinh thần cải thiện rất nhiều các bệnh thể chất.
Do đó, chúng ta đi đến kết luận: sự dốc lòng thọ trì và thực hành kinh Pháp Hoa của chúng ta trở thành một động lực trong việc chúng ta chữa lành nhiều loại rối loạn tâm thức của những người khác. Phẩm 23 dạy ta cái nguyên lý này và khích lệ chúng ta quảng bá nó.
Subscribe to:
Posts (Atom)