Sunday, May 30, 2010

Tại sao người Mỹ lại chiến đấu ở Việt Nam

Thay đổi kích cỡ chữ đọc: 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Tại Sao Người Mỹ Lại Chiến Đấu Ở Việt-nam? GS MARK MOYAR . Việt Báo Thứ Bảy, 5/1/2010, 12:00:00 AM
Tại Sao Người Mỹ Lại Chiến Đấu Ở Việt-Nam?
GS MARK MOYAR (Lời Việt Báo. Cuộc Hội Luận Kỷ Niệm 35 Năm Lưu Vong đã thực hiện hôm Thứ Tư 28-4-2010 tại Westminster, Calif. Sau đây là bài thuyết trình của Giáo sư Mark Moyar đã được dịch ra Việt ngữ. Giáo sư Tiến sĩ Mark Moyar là giáo sư bộ môn An Ninh Quốc Gia tại đại học quân sự Marine Corps University, là chuyên gia về chính sách ngoại giao và lịch sử quân sự. Ông cũng là tác giả nhiều sách về Chiến Tranh VN.)Đây quả là một vinh-dự và cũng là một niềm vui đối với tôi khi được nói chuyện trước một số đông đảo cử-tọa cựu-chiến-binh, những người đã tham-dự vào cuộc chiến đấu chống lại Cộng-sản ở Việt-Nam trước đây. Tôi tin chắc là phần-đông quý-vị lúc ấy đều có cùng một quyết-tâm là chống lại cộng-sản và đã phải hy-sinh rất nhiều trong khi thực hiện quyết tâm này. Riêng tôi cũng đang theo đuổi một cuộc chiến nhằm trả lại sự-thật cho lịch-sử của Chiến-Tranh Việt-Nam (CTVN). Cuộc chiến của tôi đang phải đương đầu chống lại những quan-điểm xuyên-tạc về CTVN của một số người Mỹ. Vì trong rất nhiều trường hợp, những người Mỹ này đã đưa ra các quan-điểm hoàn-toàn sai lạc, không khác gì luận-điệu tuyên-truyền của Cộng-sản Việt-Nam. Trong cuộc chiến này, họ không dùng đến súng-đạn mà chỉ xử-dụng sách vở và tài-nguyên của các trường Đại-Học.Cho nên dù Chiến-Tranh Việt-Nam đã thật-sự chấm dứt hơn 35 năm rồi, đối với chúng tôi nó vẫn còn tiếp-diễn. Dĩ nhiên chúng tôi biết lúc đó quý-vị đã bị bắt buộc phải lìa bỏ quê cha đất tổ. Nhưng đối với chúng tôi CTVN vẫn còn đây khi nhìn vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan hiện nay, ở đó những chàng trai-trẻ Hoa-Kỳ, bao gồm cả những chàng thanh-niên mang giòng máu Việt-Nam, đang hăng say tích-cực chiến đấu. Tướng David Petraeus, người đã dẫn đầu cuộc tấn-công Iraq, hiện nay là Tư-lệnh Bộ Chỉ-Huy Trung Ương của quân-đội Hoa-Kỳ, đã viết một luận-án tiến-sĩ về CTVN. Tướng George Casey, một vị Tư-lệnh thâm-niên của quân-đội Hoa-Kỳ tại Iraq từ 2004 đến 2006, là con trai của một sĩ-quan Hoa-Kỳ có nhiều thâm niên quân-vụ nhất đã tử trận tại Việt-Nam. Tướng Stanley McChrystal, hiện-thời là Tư-lệnh của quân-đội Hoa-Kỳ tại Afghanistan, là con của một cựu chiến-binh Hoa-Kỳ trong CTVN, tôi được biết rằng Ông này vẫn ao-ước tìm hiểu thêm về CTVN. Những vị Tư-lệnh quân-đội này đều muốn tìm hiểu để học hỏi từ CTVN, nhằm phát-triển thêm các ưu-điểm và tránh né những lỗi-lầm mà họ đã mắc phải.Hiện nay hầu hết dân-chúng Mỹ đều tỏ ra nghi-ngờ cái lý do đã thúc đẩy Hoa-Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Bởi vì người ta đã không tìm đươc bất cứ một loại vũ-khí giết người tập-thể nào ở Iraq. Mặt khác, hầu hết dân chúng Mỹ đều cho rằng lý-do mà Hoa-Kỳ chiến-đấu tại Afghanistan rất chính-đáng. Bởi vì Afghanistan nuôi-dưỡng các tên khủng-bố đã tham dự vào biến-cố Ngày 11 Tháng 9. Còn đối với CTVN, dư-luận của dân-chúng Hoa-Kỳ lúc đó chia làm đôi. Những người theo Phe Hữu đều tin rằng CTVN là một cuộc chiến cần-thiết và với lý-do rất chính-đáng. Trong khi đó những người Mỹ theo Phe Tả thì cho rằng CTVN là một cuộc chiến không cần-thiết và không chính-đáng. Với tư cách là một người đã nhiều năm nghiên cứu về CTVN, hôm nay tôi muốn trình bầy với quý-vị câu hỏi, là “Thật-sự là có cần thiết và chính đáng để Chính-phủ Hoa-Kỳ phải sát cánh với Chính-phủ Ngô Đình Diệm và những người Việt quốc-gia chống lại Đảng Cộng-Sản Việt-Nam không?Vì phần đông những người Mỹ và Việt-Nam thuộc các thế-hệ trẻ không hiểu biết nhiều về đề-tài này, nên tôi đề-nghị chúng ta hãy bắt đầu bài tham luận với vài nhận định về Phong-trào quốc-tế Cộng-sản trong hai thập-niên 40 và 50. Sau Thế-Chiến Thứ II, Liên-bang Xô-viết đã trở-thành một trong hai Siêu-Cường của thế-giới. Nhân danh Chủ-nghĩa Marxist – Leninist, Lãnh-tụ Joseph Stalin đã tiêu-diệt hàng chục triệu người dân Nga. Và sau khi Thế-Chiến II chấm dứt, Ông ta còn nuôi tham-vọng bành-trướng ý thức hệ Cộng-sản này trên toàn cầu. Trong giai-đoạn từ giữa thập niên 40 đến những năm cuối thập niên, Ông Stalin bắt đầu ủng-hộ quân-đôi Cộng-sản của Mao-Trạch-Đông trong cuộc nội-chiến ở Trung-Hoa trong khi siêu-cường Hoa-Kỳ ủng-hộ phe Trung-Hoa Quốc-Gia do Tưởng-Giới-Thạch lãnh-đạo. Nhưng đến năm 1947 Hoa-Kỳ lại quyết-định cắt-giảm viện-trợ cho Tưởng-Giới-Thạch vì sự thối-nát và tham-nhũng đang lan tràn trong hàng-ngũ quân-đội quốc-gia. Nhờ vậy mà Cộng-sản Trung-Hoa toàn thắng vào năm 1949.Dù đã biết có phải giết hại hàng chục triệu mạng người đi nữa, nhưng Mao cũng nhất-định đi theo bước chân của Stalin, là bành-trướng Chủ-Nghĩa Cộng-Sản đến khắp nơi trên thế-giới. Cho nên sau khi củng-cố được quyền-lực tại Trung-quốc Mao liền gởi viện-trợ quân-sự và cố-vấn đến các đảng Cộng-sản Á-Châu, trong đó có đảng Cộng-sản Việt-Nam do Hồ-Chí-Minh lãnh-đạo. Bắt đầu từ năm 1946, đảng Cộng-sản Việt-Nam phát-động cuộc chiến-tranh chống Pháp.Có rất nhiều sử-liệu của Tây-phương cho rằng Hồ-Chí-Minh quả thực là một người quốc-gia chân-chính, lúc nào cũng đặt quyền-lợi của dân tộc lên trên hết. Họ phủ-nhận quan-điểm của các nhà lãnh-đạo Tây-phương cáo buộc Hồ-Chí-Minh là một phần-tử của Tổ-chức Quốc-Tế Cộng-sản. Các sử-gia này tin rằng nếu Hoa-Kỳ đã thỏa-mãn yêu-cầu của Hồ-Chí-Minh, cho Ông ta lên nắm quyền cai-trị Việt-Nam thì Hồ-Chí-Minh chắc đã trở thành một Tito của Á-Châu rồi và chắc hẳn Ông ta đã không hợp tác với Trung-cộng và Liên-bang Xô-viết.Luận-điệu này của các sử-gia Tây-phương thật ra xuất-phát từ chính miệng lưỡi của Hồ-Chí-Minh. Ông Hồ lúc nào cũng lớn tiếng cho rằng mình và các đồng-chí của Ông ta đều là những người quốc-gia chứ không phải là cộng-sản. Tuy nhiên khi điều-tra một cách tỉ-mỉ hơn thì mới biết rõ ràng là những lời tuyên bố này của Hồ-Chí-Minh đều là những lời tuyên-truyền lừa bịp nhằm mục-đích dụ-dỗ những người Việt yêu-nước, nhưng lại “rất-dễ-tin”, gia-nhập vào hàng ngũ của mình đồng thời ngăn-ngừa những phản ứng bất lợi mà Hoa-Kỳ có-thể gây ra cho tổ-chức của mình. Rất tiếc là đã có rất nhiều trí-thức, Việt có, Mỹ có, tin vào những lời lừa bịp này của Hồ-Chí-Minh, mà không hề có một thắc mắc nhỏ nào.Hồ-Chí-Minh và những cán-bộ trong tổ-chức của Ông ta lúc nào cũng là cộng-sản. Vì họ luôn luôn tin-tưởng triệt-để rằng công-cuộc “Cách-mạng của Quốc-tế Cộng-sản” phải đứng trước mọi quyền-lợi của quốc-gia dân-tộc. Niềm tin này đã được nhắc đi nhắc lại trong sách vở, trong các bài diễn văn, và ngay cả trong hành-động của Ông Hồ. Hồ-Chí-Minh và những người Cộng-sản Việt-Nam khác đồng nhất ủng hộ hành-động của Liên-bang Xô-viết đối với Ông Tito ở Yugoslavia. Họ còn ca-ngợi những người Xô-viết đã thẳng tay diệt-trừ Đảng Cộng-sản Hung-ga-ri khi đảng này đòi độc-lập vào năm 1956. Ông Hồ đã có một thời gian làm việc cho Cộng-sản Quốc-tế, một tổ-chức do người Xô-viết dựng lên để tiến-hành cuộc cách-mạng thế-giới. Ông Hồ còn phục-vụ trong quân-đội của Trung-Hoa Cộng-sản hồi Thế-Chiến Thứ Hai. Cuối cùng, chính quyền mà Ông Hồ dựng lên ở Miền Bắc Việt-Nam giống hệt như các chế-độ cộng-sản đã được thiết lập tại các quốc-gia khác trên thế-giới. Chính-quyền của Ông Hồ cũng rất tích-cực trong việc tiêu-diệt những tổ-chức chính-trị đối-lập và những phần-tử họ gọi là phản-động nằm trong các tầng lớp xã-hội.Có một điều chắc chắn là Hồ-Chí-Minh đã không thể nào nắm được chính-quyền, nếu Ông ta không có một mối quan hệ mật thiết với đảng Cộng-sản Trung Quốc. Chiến-thắng của Cộng-sản Việt-Nam tại Điện Biên-Phủ vào năm 1954 là nhờ vào sự hiện diện của các cố-vấn quân-sự Tầu, nhờ vào một lực-lượng khổng lồ quân tiếp-vận Trung-cộng, và vô-số các chuyến hàng chở đầy vũ-khí và tiếp-liệu từ Trung-Hoa đến Điện-Biên-Phủ. Sau năm 1954, các cô-vấn Tầu còn giúp đảng Cộng-sản Việt-Nam thiết-lập cơ-cấu của chế-độ và họ đã đóng một vai trò then chốt trong việc tổ chức và thực hiện chương-trình Cải-cách Ruộng-đất tại miền Bắc, giết hại khoảng 32,000 người Việt-Nam. Trung-Cộng còn điều-động bảy sư-đoàn đến miền Bắc vào năm 1965 để giúp đảng Cộng-sản có thể rảnh tay, gởi thêm một số lớn bộ-đội chính-quy vào chiến đấu tại Miền Nam Việt-Nam.Chính-phủ Hoa-Kỳ bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào Việt-Nam ngay khi Trung-Hoa bị rơi vào tay Cộng-sản. Người Mỹ lo ngại Cộng-sản sẽ bành trướng và Trung-cộng sẽ kiểm soát toàn bộ Á-châu. Tổng-thống Harry S. Truman, và các vị Tổng-thống Mỹ kế tiếp, đều ủng-hộ Lý-Thuyết Domino. Lý-thuyết này cho rằng “Nếu Việt-Nam rơi vào tay Cộng-sản thì những nước Á-Châu khác cũng sẽ bị rơi vào tay Cộng-sản. Trung-Cộng đã hỗ-trợ cho các lực-lượng Cộng-sản phiến-loạn tại Mã-lai, Miến-Điện, và Nam-Dương, cũng như Đông-Dương, và sự sụp-đổ của một quốc-gia sẽ trở thành cái bàn-đạp để Cộng-sản tiến chiếm các quốc-gia lân-cận.”Ở vào cao-điểm của cuộc chiến giữa Pháp và Cộng-Sản Việt-Nam tại mặt-trận Điện-Biên-Phủ năm 1954, Tổng-Thống Eisenhower hy-vọng có thể ngăn chận không cho Cộng-sản Việt-Nam chiến-thắng vì tin tưởng vào Lý-Thuyết Domino. Ông đã cố gắng lôi kéo Anh-quốc nhập cuộc để giải-cứu Pháp tại Điện-Biên-Phủ. Nhưng khi Anh-quốc từ-chối thì TT Eisenhower quyết-định không can-thiệp nữa. Rốt cuộc Cộng-sản đã thắng. TT Eisenhower phải chọn-lựa giải-pháp chia đôi Việt-Nam, để Cộng-sản cai-trị ở miền Bắc và phe không Cộng-sản ở Miền Nam. Vì TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ-nghĩa quốc-gia mới có thể đương đầu được với Cộng-sản nên Ông muốn hỗ-trợ chính-quyền Nam Việt-Nam, một chính-quyền quốc-gia thuần-túy. Tuy nhiên Tổng-thống Eisenhower không chắc-chắn là mình sẽ có thể tìm được một chính-phủ như ý hay không.Mặc-dầu guồng máy tuyên-truyền của Cộng-sản và những người Tây-phương cả-tin luôn cho rằng Hoa-Kỳ đã chọn lựa Ngô-Đình-Diệm để lãnh-đạo một chính-phủ mới ở Nam Việt-Nam hồi năm 1954, sự-thật là chính Bảo-Đại đã bổ-nhiệm Ngô-Đình-Diệm vào chức vị Thủ-Tướng chỉ vì uy-tín của Ông Diệm nổi bật trong hàng-ngũ những người quốc-gia. Lúc ấy người Mỹ không biết gì nhiều về Ông Diệm. Nhưng buồn cười là trong số này lại có những người tin rằng Diệm không phải là người thích-hợp cho trọng-trách lãnh-đạo một chính-quyền theo ý của Tổng-thống Eisenhower. Các viên-chức thâm-niên trong Bộ Ngoại-giao, bao gồm cả hai vị Đại-sứ Mỹ tại Nam Việt-Nam đều kịch-liệt phản-đối các biện-pháp cai-tri mà Ông Diệm đã sử-dụng, đặc biệt đối-với các giáo-phái trong cuộc khủng-hoảng 1955. Nhưng Tổng-thống Eisenhower và Ngoại-trưởng Foster Dulles lại cho rằng Ông Diệm là người có một lòng yêu-nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt-Trận Quốc-gia Thống-Nhất các Giáo-Phái.Chỉ có bốn năm ngắn ngủi, từ năm 1955 đến năm 1959, mà lực-lượng an-ninh của Nam Việt-Nam đã tiêu-diệt hầu hết những tên cộng-sản nằm vùng được cài lại ở Miền Nam sau ngày ký-kết Hiệp-Định Đình-chiến Geneve 1954. Hà-Nội lo-lắng các cơ-sở cài lại đã bị phá vỡ, nên từ 1959, đã bắt đầu cho xâm-nhập vào Nam hàng ngàn lính du-kích võ-trang. Sau đó, vào năm 1960 họ bắt đầu xúi-giục các cuộc nổi loạn tại nông-thôn Miền-Nam. Quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa đã cắt đứt đường chuyển vận vũ-khi và lương-thực của Cộng-sản Bắc-việt, xuyên qua vùng Phi Quân-Sự ngăn cách hai miền Nam Bắc. Vì thế vào cuối năm 1960 bộ-đội chính-quy Bắc Việt phài xây-dựng những đường tiếp vận mới nằm trong lãnh thổ Lào. Đó chính là Đường Mòn Hồ-Chi-Minh. Năm 1961, nhiệm kỳ của Tổng-thống Eisenhower chấm dứt và Ông đã khuyến cáo Ông John F. Kenndy, vị Tổng-Thống kế-nhiệm, rằng can-thiệp vào Lào là một điều bắt buộc và nên làm, kể cả bằng quân-sự nếu cần. Nếu không thì toàn bộ Viễn Đông sẽ mất vào tay Cộng-sản.Nhưng TT Kennedy đã không nghe theo lời khuyên của Eisenhower. Tổng thống Kennedy chủ trương rằng khi Hoa-Kỳ can-thiệp vào nơi nào thì ở đó cần phải có một đồng-minh mạnh, chứ không phải đám quân trói gà không chặt của Lào-quốc. TT Kennedy chủ-trương giữ vững phòng tuyến Nam Việt-Nam, Ông tuyên bố: “Nếu chúng ta cần phải chiến-đấu ở Đông-Nam-Á vậy thì hãy chiến-đấu ngay ở Việt-Nam. Ít ra ở đó người Việt-Nam còn có quyết-tâm và ý-chí chiến đấu để tiêu diệt cộng-sản. Có đến một triệu người tị-nạn Cộng-sản đang ở tại miền Nam. Việt-Nam chính là nơi mà chúng ta muốn.” TT Kennedy lập tức gởi viện-trợ ào-ạt đến Nam Việt-Nam và tăng thêm số lượng cố-vấn từ khoảng gần1.000 lên đến 16.000 người. Kennedy còn nhờ Nga làm áp-lực buộc bộ-đội chính-quy Bắc-Việt phải rút khỏi Lào; đổi lại Hoa-Kỳ sẽ rút hết cố-vấn của họ ra khỏi Lào. Rồi TT Kennedy đơn phương rút hết cố vấn Mỹ ra khỏi Lào. Trong khi đó các lực lượng chính-quy Bắc-Việt vẫn án-binh bất động.Mặc dù các lực lượng phiến-loạn Cộng-sản vào năm 1960 có gây được một số tiếng vang, nhưng vào năm 1962 Tổng-thống Diệm cũng đã thành-công chấn-chỉnh và làm hồi sinh lại tổ-chức quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa; đồng thời ban-hành Quốc-sách Ấp-Chiến-Lược và cũng đạt được nhiều kết-qủa khả quan. Trong khi sưu-tầm tài-liệu để viết cuốn Triumph Forsaken, tôi đã phát-giác một tài liệu của Cộng-sản xác-nhận rằng Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm liên-tục chiến thắng cộng-sản trong các năm 1962 và năm 1963, cho đến khi Tổng-Thống Diệm bị ám-sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963.Cái thảm họa lật đổ chính-quyền của Tổng-Thống Diệm là lỗi lầm của một nhóm nhỏ người Mỹ có thể bắt đầu với ba tác-gỉa viết về Chiến-Tranh Việt-Nam, đó là David Halberstam, Neil Sheehan và Stanley Karnow. Là những ký-gỉa trẻ làm việc ở Sài-gòn vào năm 1963, ba người này đều cho rằng Diệm phải được thay thế vì lý do là đã nặng tay đàn áp đối-lập chính-trị, nhất là khi đối-xử với những người Phật-giáo đối lập. Những ký gỉa này hoàn toàn sai lầm khi nhận định rằng chính-trị của Việt-Nam cũng giống của Hoa-Kỳ. Và vì ba người này đã căn cứ vào những nguồn tin sai lạc do hai gián-điệp Cộng-sản và các lãnh-đạo trong phong-trào Phật-Giáo Đấu-tranh. Sự thật là trong nhóm Phật-giáo chống-đối có rất nhiều cán-bộ Cộng-sản và những nhân-vật thời-cơ. Những người này chủ-trương kéo dài các cuộc biểu-tình và tung ra những lời cáo buộc vô căn-cứ cho đến khi Diệm bị lật đổ. Báo-chí Mỹ đã thuyết-phục được Đại-sứ Hoa-Kỳ Henry Cabot Lodge khiến Ông này phải xúi-dục các tướng lãnh trong quân-đội VNCH đứng ra làm đảo chánh.Gỉa sử Tổng-Thống Diệm không bị đảo chánh và sát hại, tôi tin rằng hầu hết các thính-gỉa ngồi đây đều đang ngồi ở Việt-Nam ngay lúc này chứ không phải ngồi trên đất Mỹ. Và chẳng có ai phải đặt câu hỏi là tại sao Hoa-Kỳ phải gởi nửa triệu binh-sĩ sang chiến đấu ở Việt-Nam. Nếu không có cuộc ám-sát phản-phúc và cái hậu-quả thảm-khốc do cuộc đảo-chánh đem lại, thì chắc-chắn Bắc-Việt sẽ không bao gìơ dám leo-thang cuộc chiến một cách vũ-bão giống như họ đã làm, hồi năm 1965 và những năm sau đó. Và chắc cũng không có nhu cầu cấp thiết phải cần đến một số lượng khổng lồ binh-sĩ Hoa-Kỳ. Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh-đạo của TT Diệm, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tỏ ra mạnh-mẽ và hữu-hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965.Tiếp theo sau cuộc lật-đổ TT Diệm, lãnh-đạo miền Nam chẳng làm được gì ngoài việc thanh trừng những viên-chức và sĩ-quan tài giỏi. Guồng máy của chính-phủ chống lại âm-mưu nổi-dậy của Cộng-sản cũng bị sụp-đổ hoàn toàn. Trong năm 1964, sự yếu kém của các chính-phủ mới trong miền Nam và sự nhút nhát của TT Lyndon B. Johnson đã khuyến khích Hà-Nội đi đến quyết định mở cuộc tổng công kích xâm chiếm Miền Nam. Một sư-đoàn Bắc-Việt với trang-bị đầy-đủ đã xâm-nhập vào Miền Nam hồi đầu năm 1965, và đến giữa năm thì tình hình quân-sự đã trở nên nghiêm-trọng đến nỗi Tổng-Thống Lyndon Johnson phải chọn lựa giữa việc gởi quân tác-chiến vào chiến-trường hoặc là để Nam Việt-Nam rơi vào tay Cộng-sản. Vì TT Johnson tin vào Lý-Thuyết Domino nên Ông đã quyết định chọn giải-pháp đem quân vào Nam Việt-Nam.Có vô-số các giáo-sư và ký-giả lập luận rằng Lý-Thuyết Domino hoàn-toàn sai lầm vào năm 1965. Họ cho rằng cộng sản Tầu và Việt-Nam không có tham vọng nhuộm đỏ toàn bộ các quốc-gia Á-Châu, và các quốc-gia Á-châu khác cũng không muốn người Mỹ can thiệp vào Việt-Nam. Nhưng những tiết-lộ mới đây cho thấy Mao và Hồ-Chí-Minh đã coi việc chiếm-đóng miền Nam sẽ là bàn-đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông-Nam-Á. Trong quá trình nghiên-cứu, tôi cũng tìm thấy chứng cớ cụ-thể là các chính-phủ không cộng-sản của các quốc-gia trong vùng, vì lo sợ sự bành-trướng của Cộng-sản, đều muốn Hoa-Kỳ can-thiệp vào Việt-Nam. Rất nhiều chính-phủ trong vùng mong mỏi được Hoa-Kỳ yêu cầu đem quân vào giúp đồng minh. Một số nước như Nam-Hàn, Úc Đại Lợi, và Thái-Lan, đã gởi quân đến tham chiến tại Việt-Nam. Những nước khác như Đài-Loan và Phi-Luật-Tân, có đề-nghị gởi quân nhưng Hoa-Kỳ đã từ chối. Ngoài ra trong năm 1965, lãnh-đạo quân-sự Nam-Dương đã khẩn-khoản yêu-cầu Hoa-Kỳ tấn công mạnh-mẽ Bắc-Việt. Họ tin rằng khi Hoa-Kỳ làm như vậy thì cán cân quyền-lực trong quân-lực Nam-Dương sẽ nghiêng hẳn về phe chống cộng-sản, vào đúng lúc Tổng-Thống Sukarno của Nam-Dương muốn đưa đất-nước vào tay Cộng-sản. Nhờ Hoa-Kỳ cứu-vãn Nam Việt-Nam vào năm 1965, mà các vị tướng lãnh chống Cộng-sản đã tiêu-diệt được toàn bộ Đảng Cộng-sản Nam-Dương vào cuối năm 1965 và dần dần đẩy Tổng-thống Sukarno ra ngoài chính-quyền.Nhưng thật không may mắn, vì Tổng-Thống Johnson quá mềm yếu, không chịu chấp-nhận một chiến-lược quân-sự mạnh mẽ đã được các tướng lãnh Hoa-Kỳ đề-nghị. Trong số các khuyến cáo tối quan-trọng, TT Johnson từ chối can thiệp vào Lào để chận đứng các hoạt động của Bắc-Việt trên đường mòn Hồ-Chí-Minh. Các tài-liệu của Cộng-sản thời hậu-chiến xác nhận rằng Việt-cộng (MTGPMN) và quân chính-quy Bắc-việt không thể sống-sót ở trong Miền Nam nếu không có tiếp-liệu đến từ đường mòn Hồ-Chí-Minh. Các nguồn tài-liệu của Nga-sô, Bắc-Việt và Hoa-Kỳ đều đồng ý với nhau rằng Hoa-Kỳ chỉ cần từ ba đến năm sư-đoàn là có thể ngăn chặn mọi con đường xâm nhập vào Nam - một số lượng quân quá nhỏ nhoi so với số-lượng quân-đội mà cuối cùng Hoa-Kỳ đã phải gởi đến Việt-Nam.Mặc dầu các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ nắm được chính-quyền vào tháng Năm năm 1965 và chấm dứt được các cuộc tranh-giành quyền lực giữa các lãnh-tụ của Nam-Việt-Nam, chính-phủ của Nam-Việt-Nam không thể tìm lại sức mạnh của nó như những năm trước kia cho đến những năm cuối của thập niên 60. Từ 1969 đến 1971, chính-phủ Nam Việt-Nam đã giành lại được quyền kiểm-soát hầu-hết miền quê và quét sạch phiến-loạn Việt-cộng. Vào năm 1972, quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã đẩy lui đợt tấn-công qui-mô của Bắc-Việt vào mùa Phục-sinh với sự trợ-giúp của không-lực Hoa-Kỳ. Nhưng vào lúc đó một số chính-trị-gia thiển-cận của Hoa-Kỳ đã cắt đứt viện-trợ cho Nam Việt-Nam vào đúng lúc mà tình-hình có nhiều hứa-hẹn nhất. Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi-nhục khi chính-phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện-trợ quân-sự và yểm-trợ không lực cho Nam Việt-Nam trong năm 1974 và 1975. Việc này vi-phạm những gì mà TT Nixon đã hứa hẹn và cũng chính vì thế đã cướp đi cái cơ hội giúp Nam Việt-Nam đẩy lui cuộc tổng tấn công xâm lược của Cộng-sản Bắc-Việt vào năm 1975. Trong những năm gần đây Việt-Nam đã đi theo nền kinh-tế thị-trường. Vì thế, có một số người Mỹ sáng-giá đã lập-luận rằng việc Việt-Nam đi theo nền kinh-tế tư-bản là một cái “duyên tiền-định” dù đang bị cai-trị bởi cộng-sản. Như vậy cuộc chiến tranh trong những năm của thập niên 1960 rõ rang là không cần thiết. Lập-luận này đã bỏ quên thực tế là chính cuộc chiến-tranh đã làm cho Việt-Nam dễ-dàng lôi cuốn vào nền kinh-tế tư-bản vì chiến tranh Việt-Nam đã ngăn chận cộng-sản chiếm đóng các nước láng-giềng và phá-vỡ liên-minh giữa Trung-Quốc với Việt-Nam. Lập -luận này cũng quên cả những tội phạm và sự nghèo đói do Cộng-sản Việt-Nam gây ra, và hàng trăm ngàn thường dân cũng đã bị sát-hại bởi chính-quyền Cộng-sản. Cuối cùng, lập-luận này còn bỏ qua tất cả những bất-công xã-hội do chế-độ Cộng-sản hiện thời gây ra. Nếu so với các chính-phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trước đó thì chế-độ này đàn-áp dân-chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp.Không phải Hoa-Kỳ cũng không phải Nam Việt-Nam mà chính là Bắc Việt-Nam đã khởi đầu cuộc chiến-tranh không cần thiết này. Người Cộng-sản Bắc-việt đã xâm lăng miền Nam Việt-Nam với mục đích diệt-trừ chủ-nghĩa tư-bản để áp-đặt chủ-nghĩa cộng-sản, một loại ý-thức-hệ phi-nhân. Vào thời đó, họ đã giết hại hàng triêu người. Nam Việt-Nam và Hoa-Kỳ đã hành-động rất chính đáng khi đứng lên chống lại bạo-quyền chuyên-chế. Cho nên hôm nay chúng ta long-trọng vinh-danh nhưng người chiến binh trong cuộc chiến này. Đây là một nghĩa-cử không những hoàn toàn đúng đắn mà còn cao-đẹp nữa.
GS MARK MOYAR

Saturday, May 29, 2010

Nen Than Trong Loi Noi.

NEN THAN TRONG LOI NOI
Thuo xưa tại Kinh đô Ba La Nại có một người hai chân bại xuội, nhưng anh ta có tài búng sạn thật giỏi. Do đó, những trẻ em trong thành thường đẩy xe chở anh ta ra ngoài cửa thành, để anh dưới gốc cây biểu anh lấy sạn búng lá cây thành hình thú này thú nọ chơi, rồi cho anh tiền. Một hôm, đức Vua ngự chơi vườn thượng uyển đi ngang qua chỗ ấy, những đứa trẻ kinh sợ bỏ chạy chỉ còn anh què ở lại. Ðức Vua trông thấy bừa bãi dưới đất những lá cây lủng lỗ có hình thú rất ngộ nghĩnh mới phán hỏi quan hầu cận. Quan ấy biết rõ, mới tâu qua mọi lẽ.Ðức Vua đòi anh què đến hầu rồi phán: - Này gã kia! Trẫm có một vị quân sư, có tật ham nói, khi trẫm muốn nói điều chi, thì quân sư cướp lời nói hết, Trẫm không nói gì được. Ngươi có phương kế chi làm cho ông không nói nhiều được không? - Tâu Hoàng thượng! Nếu có vài cân phân dê, hạ thần có phương kế làm được. Ðức vua truyền đem anh què về triều, để anh ngồi một bên ngai, sau một tấm màn có khoét một lỗ và để gần anh một cân phân dê khô. Ðoạn, Ngài hội triều thần bàn luận việc nước. Vị quân sư quen tật cướp cả lời nói của mọi người. Khi ông há miệng thì bị anh què dò theo lỗ rèm búng một viên phân dê khô vào miệng. Nhưng vì ham nói quá, ông nuốt riết viên phân dê để nói nữa. Ðến chừng Ðức vua trông thấy anh què đã búng hết cân phân, Ngài mới bảo Quân sư: - Này Quân sư! Vì tật ham nói, nên khanh nuốt hết một cân phân dê khô mà vẫn chưa biết mình. Dạ dày của khanh không thể tiêu hóa được cân phân ấy, vậy khanh về nên uống thuốc xổ đi! Quân sư cả thẹn ra về. Từ ấy không còn nói nhiều nữa. Ðức vua mới phán: - Nhờ người bại này, mà lỗ tai của Trẫm đỡ bực bội. Sau đó Vua ban cho anh què thâu thuế một làng rộng lớn vài ngàn dân số để sinh sống… Sau một thời gian, có một người đến học nghề với anh bại nói trên. Sau khi học rành nghề, người ấy muốn thử tài mình, mới suy nghĩ, nếu mình búng sạn mà nhằm búng thử vào bò, heo, dê, ngỗng cùng gà vịt của người thì sợ bị họ đền, và sợ mình bị phạt. Một hôm gặp Ðức Phật Ðộc Giác, anh chàng bèn nghĩ: “Nếu ta thử tài với người khác, sẽ bị cha mẹ vợ con anh em họ kiện thưa, còn người này cô độc, là kẻ vô thừa nhận dầu ta thử mà có chết cũng không sao!”. Nghĩ thế, anh mới búng một viên sạn vào lỗ tai Ðức Phật Ðộc Giác, viên sạn đi xuyên qua lỗ tai bên này thấu qua lỗ tai bên kia, theo như người thường phải chết tại chỗ, nhưng Ðức Phật Ðộc Giác dùng thuyền định về đến tư thất mới nhập diệt. Anh ta tìm đến tư thất của Ngài để xem thử kết quả, thấy tính đồ bận lo hỏa táng và than khóc, anh mới khoe: - Mấy người biết không? Ngài mà chết đấy là do tài búng sạn của tôi! Tưởng khoe như vậy người ta khen mình, nào ngờ tính đồ tức mình lôi anh ta ra đánh chết. Vì tội giết chết Ðức Phật, anh ta bị xa vào địa ngục A Tì…Thông Kha “Các ngươi thường tự giữ gìn lời nói, đừng nói lời vô nghĩa, nên nói hợp thời hợp pháp, những lời nói ngoài việc lợi ích cho người, dù là nói chơi cũng không nên nói.”

Thursday, May 27, 2010

Ý Nghĩa Dakini

Không hành nữ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Dakini)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phật giáo Tây Tạng

Tông phái
Kim cương thừa
Ninh-mã phái
Cách-lỗ phái
Tát-ca phái
Ca-nhĩ-cư phái
Cam-đam phái
Giáo lí & Khái niệm
Đại cứu cánh
Đại thủ ấn
Đạo quả luận
Tử thư
Na-lạc lục pháp
Thần thể
Thành tựu pháp
Không hành nữ
Hữu luân
Hoá thân
Cận tử nghiệp
Chỉ
Bồ-đề đạo thứ đệ
Bồ-đề đạo đăng luận
Trung hữu
Lạt-ma
Nhân vật
Đại thành tựu
Mật-lặc Nhật-ba
Mã-nhĩ-ba
La-bốc-tạng Gia-mục-thố
Liên Hoa Sinh
Lũng-cần Nhiêu-ráng-ba
Na-lạc-ba
Ngật-lật-song Đề-tán
Đạt-lại Lạt-ma
Đạt-bảo Cáp-giải
Đăng-châu Gia-mục-thố
Tịch Hộ
A-đề-sa
Ban-thiền Lạt-ma
Không hành nữ, hay nữ không hành, (en. dakini, zh. 空行女, sa. ḍākinī, bo. mkha` `gro ma མཁའ་འགྲོ་མ་) là những người nữ "đi trong không gian". Theo quan điểm dân gian Ấn Độ, không hành nữ là các nữ thần trong thiên giới. Đặc biệt trong Kim cương thừa, không hành nữ được xem là gốc của sự cảm hứng và trong các tranh tượng, chư vị được vẽ như các nữ thần loã thể đáng sợ.
Trong Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu sĩ xem không hành nữ là thần bảo hộ, là người giải phóng năng lực của người tu tập và hoà nhập vào năng lực của chính mình. Danh hiệu "không hành nữ" có nghĩa là vị nữ thần di chuyển trên bình diện thật tại cao nhất - theo tiếng Tây Tạng mkha` `gro ma. mkha` là không gian, `gro là chuyển dịch, ma nữ giới. Sự loã thể tượng trưng cho sự thật không bị che đậy.
Không hành nam trong tiếng Phạn là daka, trong tiếng Tây Tạng là powa.

Không hành nữ Dakini (Tranh khắc gỗ Tây Tạng)

Senge-dongma
[sửa] Tham khảo
Commons có thêm hình ảnh và tư liệu khác về Không hành nữ.
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng ja.: 日本語 tiếng Nhật ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc pi.: Pāli, tiếng Pali sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn zh.: 中文 chữ Hán
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_h%C3%A0nh_n%E1%BB%AF
Thể loại: Triết lí Phật giáo Phật giáo Tây Tạng

Ý Nghĩa Lễ Cúng Dường Tsok.

Chú thích: (1) Vajrabhairava: Hiện thân phẫn nộ của Đức Manjushri (Văn Thù). Ngài là Bổn tôn chính của phái Gelupa. Là một Hộ Pháp, ngài giải trừ mọi chướng ngại của hành giả trên con đường.
(2) Lễ cúng dường tsog: Thực hành tsog là một trong nhiều phương pháp thiện xảo và hữu hiệu để tích tập và tịnh hóa. Từ Phạn ngữ của tsog là ganachakra, trong tiếng Tây Tạng là tsog kyi khorlo. Từ tsog có nghĩa là ‘một sự tích tập’ hay ‘sự thâu thập’, và khorlo có nghĩa là ‘bánh xe’ khiến cho từ này được dịch sát nghĩa là ‘bánh xe tích tập’. Lễ tsog có thể được cử hành để kỷ niệm Ngày Guru Rinpoche và Ngày Dakini (ngày 10 và 25 theo lịch Tây Tạng).
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên