Tuesday, April 19, 2011

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Diệu pháp liên hoa kinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thánh điển Phật giáo

Kinh
Bát-nhã kinh
Bát-nhã tâm kinh
Bát thiên tụng bát-nhã kinh
Kim Cương kinh
Tiểu phẩm bát-nhã kinh
Đại phẩm bát-nhã kinh
Đại Nhật kinh
Pháp Hoa kinh
Hoa Nghiêm kinh
Lăng-nghiêm kinh
A-di-đà kinh
Kim quang minh kinh
Tô tất đế yết la kinh
Thắng Man kinh
Thập địa kinh
Duy-ma-cật sở thuyết kinh
Giải thâm mật kinh
Nhập Lăng-già kinh
Niết bàn kinh
Lão Tử hóa hồ kinh
Bộ kinh & A-hàm kinh
Trường bộ
Trung bộ
Tăng chi bộ
Tiểu bộ
Tương ưng bộ
Từ kinh
Bản sinh kinh
Tứ niệm xứ kinh
Niết bàn kinh
Tịnh độ Tam Kinh
Phật thuyết vô lượng thọ kinh
Phật thuyết A Di Đà kinh
Quán vô lượng thọ kinh
Luận
A-tì-đạt-ma
Bảo tính luận
Bồ-đề đạo đăng luận
Câu-xá luận
Du-già sư địa luận
Duy thức nhị thập tụng
Đại thừa khởi tín luận
Nhập Bồ-đề hành luận
Nhiếp đại thừa luận
Tập Bồ Tát học luận
Nhiếp chân thật luận
Tập lượng luận
Thành duy thức luận
Trung quán luận
Thanh tịnh đạo luận
Diệu pháp liên hoa kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây TạngViệt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
Kinh này được Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe gồm có nhiều loài khác nhau. Trong kinh này, Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực tế chúng chỉ là một. Các phương tiện khác nhau như Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa hay Bồ Tát thừa thật ra chỉ khác nhau vì phải cần phù hợp căn cơ của hành giả. Phật chỉ tuỳ cơ duyên, sử dụng các Phương tiện (sa. upāya) mà nói Tam thừa nhưng thật chất chỉ có Phật thừa (sa. buddhayāna) – nó dẫn đến Giác ngộ, bao trùm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Quan điểm này được làm sáng tỏ bằng ẩn dụ, trong đó một người cha muốn cứu những đứa con ra khỏi một cái nhà đang cháy. Vì những đứa trẻ không chịu nghe lời chạy ra khỏi nhà, người cha đành phải hứa với mỗi đứa cho một món quà tuỳ ý thích của chúng, đứa thì được con nai, con , xe trâu... để chúng chịu ra ngoài.
Kinh này còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tín tâm (sa. śraddhā) trên bước đường giải thoát. Sau khi Phật giảng tới đó thì các vị Phật và Bồ Tát tuyên bố hỗ trợ kẻ tu hành để tăng phần tín tâm. Một phẩm quan trọng của kinh này với tên Phổ môn (zh. 普門品, phẩm 25) được dành cho Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong phẩm này, vị Bồ Tát này nói rất rõ sự hộ trì của mình dành cho người tu học kinh Pháp hoa. Phẩm Phổ môn này được Phật tử Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt ưa thích và tụng đọc. Sau đây là hai đoạn đầu của phẩm này theo bản dịch của Thích Trí Tịnh:
Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy.
Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏi.
Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các Thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy".
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát!" vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Trong kinh này, Phật không còn được xem là vị Phật lịch sử nữa mà là dạng xuất hiện của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân), là thể tính đích thật của muôn loài. Mỗi chúng sinh đều xuất phát từ dạng chuyển hoá này của Phật tính và vì vậy đều có thể trở về với chân tính của mình, trở thành một vị Phật.
[sửa] Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
[sửa] Liên kết ngoài
Diệu pháp liên hoa kinh, Hoà thượng Thích Trí Quang dịch
Pháp Hoa Đà La Ni, Huyền Thanh dịch.

No comments:

Post a Comment